Gỗ MDF là gì? Tổng hợp các loại gỗ MDF, MFC, HDF, Melamin

go-mdf-la-gi

Hẳn mọi người cũng đã từng nghe qua ván gỗ MDF, MFC nhưng không phải ai cũng hiểu được rõ về gỗ MDF là gì, quy trình tiến hành sản xuất gỗ MDF, MFC như thế nào,… Để hiểu rõ hơn về loại gỗ này, mọi người hãy cùng theo chân các chuyên gia thiết kế nội thất UMA để tìm hiểu nhé!

Khái niệm gỗ MDF là gì?

Gỗ MDF là gì? Theo như các chuyên gia UMA VietNam chia sẻ, MDF được viết tắt từ Medium Density Fiberboard (có nghĩa là ván sợi mật độ trung bình).

go-mdf-la-gi
Gỗ MDF là gì?

Theo đó, thành phần chính để sản xuất gỗ MDF đó là những loại gỗ tự nhiên, nhánh cây, mảnh vụn,… đã được đập nhỏ, nghiền nát bằng máy và tạo thành từng sợi gỗ nhỏ cellulo. Tiếp đến sợi gỗ sẽ được đưa vào bồn để rửa trôi đi hết tất cả những tạp chất, khoáng nhựa đang còn sót lại. Cuối cùng, đưa vào máy trộn đã có sẵn keo và chất kết sinh chuyên dụng để có thể nén thành nguyên tấm.

Kích thước tiêu chuẩn của gỗ MDF đó là 1200x2400mm, tương ứng với rất nhiều các độ dày gỗ  MDF khác nhau như từ 2.3mm đến 25mm và tùy thuộc vào mục đích sử dụng hiện tại.

Gỗ MDF có lịch sử ra đời như thế nào?

Với một số những kiến thức được đội ngũ UMA nội thất chia sẻ ở trên chắc mọi người cũng biết được rõ về loại gỗ MDF la gi. Vậy, gỗ MDF có lịch sử ra đời như nào?

Theo như nhiều tài liệu ghi chép, tấm gỗ MDF đầu tiên ra đời ở một xưởng sản xuất có tên là Deposit ở New York, Mỹ. Dần dần đã lan rộng ra ngoài phạm vi khu vực và đã có từng bước tiến vượt bậc cho đến tận ngày nay. Quá trình ra đời của ván MDF là một trong số các thành tựu lớn đối với nền công nghiệp nước Mỹ nói riêng và trên thế giới nói chung. Sau thời gian 6 năm phát triển, đã có đến 3 nhà máy đặt tại Mỹ và sản lượng đã đạt tới 133,000m3/ năm. Cho đến năm 2000, ở trên toàn thế giới đã có tổng 291 nhà máy, công suất của nhà máy lớn nhất ước tính đạt đến 340,000 m3/năm.

Tìm hiểu về quy trình tiến hành sản xuất gỗ MDF

Sau khi đã được tìm hiểu rõ về khái niệm gỗ MDF la gì cũng như lịch sử ra đời như thế nào, tiếp đến mọi người hãy theo chân các chuyên gia nội thất UMA để biết rõ về quy trình sản xuất gỗ MDF diễn ra như nào?

Đối với gỗ MDF sẽ được tạo ra thông qua 02 quy trình cơ bản đó là quy trình khô và quy trình ướt. Từng quy trình làm đều cho ra tấm gỗ đạt chất lượng và tính thẩm mỹ không giống nhau. Phía dưới đây sẽ là quy trình tiến hành sản xuất gỗ MDF sau khi đã được thu hoạch và đưa đến nhà máy sơ chế thành bột gỗ và đưa vào chế biến.

Quy trình khô

  • Bước 1: Bột gỗ + keo trong máy trộn sấy + chất phụ gia = bột sợi.
  • Bước 2: bột sợi sẽ được rải đều ở trên mặt phẳng, cào thành 2 – 3 tầng tùy vào kích thước như mong muốn.
  • Bước 3: từng tầng bột sợi sẽ được chuyển qua máy ép gia nhiệt.
    • Ép lần 1: sẽ tiến hành ép sơ bộ để nén lại.
    • Ép lần 2: toàn bộ từng tầng được ép chặt lại với nhau.

Bước này sẽ đòi hỏi kỹ thuật viên phải biết cách điều chỉnh lực nén cũng như nhiệt độ từ từ tùy thuộc vào độ dày cũng như cấu tạo của ván. Mục đích triệt tiêu hoàn toàn lượng nước và tránh tình trạng bị ẩm mốc về sau.

  • Bước 4: cắt bán và tiến hành bo viền.
  • Bước 5: xử lý nguội, sẽ tiến hành chà nhám, phân loại và đóng gói.

Quy trình ướt

  • Bước 1: đối với bột gỗ sau khi đã được nghiền nát được tưới nước lên để làm ướt, nhằm một lúc cho vón thành dạng vẩy.
  • Bước 2: từng vẩy gỗ sẽ được rải đều lên trên mâm ép và ép sơ bộ một lần nhằm tạo được độ dày tiêu chuẩn nhất (gọi là ván sơ).
  • Bước 3: cán hơi nhiệt ván sơ để nén chặt 2 mặt lại với nhau, sau đó từ từ rút nước ra.
  • Bước 4: thực hiện cắt ván và bo viền.
  • Bước 5: tiến hành xử lý nguội, chà nhám, phân loại và thực hiện đóng gói. 

Đánh giá gỗ MDF là gì có tốt không

Gỗ MDF là gì có tốt không? Đây là vấn đề được rất nhiều người dùng quan tâm đến và cùng nhau tranh luận ở trên các diễn đàn nội thất nhà ở. Theo như các chuyên gia hàng đầu chia sẻ, gỗ MDF được đánh giá là loại gỗ có chất lượng tốt, hiện được rất nhiều quý khách hàng đánh giá cao với rất nhiều các ưu điểm và được ứng dụng khi tiến hành thi công nội thất như giường ngủ, sofa, kệ tủ phòng khách hay trong nhà bếp đều phù hợp.

danh-gia-go-cong-nghiep-mdf-co-tot-khong
Đánh giá gỗ công nghiệp MDF có tốt không?

Đã trải qua rất nhiều các thí nghiệm cũng như được ứng dụng ở trong những công trình thực tế, có thể cho thấy rằng gỗ MDF là loại gỗ tốt bởi hội tụ đầy đủ những tính năng như sau:

  • Gỗ công nghiệp MDF thường sẽ có độ cứng cao, bởi nó có khả năng chịu lực tốt.
  • Quá trình sơn, phủ những chất liệu khác ở trên bền mặt gỗ MDF cũng rất dễ dàng, có độ bền và đạt tính thẩm mỹ cao.
  • Gỗ MDF cũng được đánh giá là rất hợp lý, chất lượng mang lại cũng khiến cho khách hàng luôn cảm thấy hài lòng.
  • Gỗ MDF được tiến hành phủ bởi những chất liệu phủ đạt chất lượng tốt, sẽ có khả năng chống xước cũng như chống thấm nước ở trên bề mặt hiệu quả.
  • Đối với gỗ MDF sẽ được tiến hành sản xuất thông qua một quy trình hiện đại, những chất phụ gia đi kèm nên sẽ đạt tính ổn định cao. Vì vậy, sẽ không xảy ra tình trạng bị cong vênh, bị co ngót từ yếu tố thời tiết thay đổi đột ngột.

Vậy, gỗ MDF có bền không?

Gỗ MDF có bền không? Vấn đề này cũng được rất nhiều khách hàng quan tâm đến khi có ý định lựa chọn những dòng sản phẩm với chất liệu gỗ MDF. 

Theo như các chuyên gia thiết kế nội thất UMA cho hay, gỗ MDF thường sẽ có chất lượng tốt và có thể thay thế chất liệu gỗ tự nhiên ở trong ngành nội thất nhà ở; văn phòng. Nếu như các nhà máy tiến hành áp dụng tiêu chuẩn vô cùng nghiêm ngặt trong quá trình xử lý gỗ, mức độ nén ép cao thì sẽ cho ra chất lượng gỗ tốt nhất và có độ bền kéo dài theo thời gian.

Ngoài ra, sử dụng gỗ đúng mục đích và bảo quản ở trong điều kiện môi trường phù hợp cũng hỗ trợ làm tăng tuổi thọ của sản phẩm nội thất được làm từ chất liệu gỗ MDF từ khoảng 10 – 15 năm.

Một số những lưu ý khi sử dụng gỗ MDF

  • Tốt nhất nên lựa chọn mua ván MDF ở những địa chỉ uy tín trên thị trường hiện nay. Nhằm bảo đảm chất lượng cũng như mức độ an toàn đối với sức khỏe của người dùng.
  • Dùng những tấm ván gỗ MDF chống ẩm đối với các khu vực nhà tắm, nhà bếp, nhất là những khu vực ẩm ướt. 
  • Sơn phủ thật kỹ bề mặt ván gỗ MDF nhằm bảo vệ tấm ván gỗ tránh nước cũng như những tác nhân gây hại.

Gỗ MFC là gì?

Gỗ MFC là gì? Gỗ công nghiệp MFC – Melamine Face Chipboard, thường sẽ có cốt gỗ tốt được sản xuất từ ván dăm và phần bề mặt sẽ được phủ Melamine. Đây là loại vật liệu chuyên được sử dụng để tiến hành gia cố bề mặt ván gỗ công nghiệp.

go-mfc-la-gi
Gỗ MFC là gì?

Gỗ MFC được cấu tạo như thế nào?

Theo các chuyên gia UMA VietNam chia sẻ, gỗ MFC được cấu tạo từ cốt gỗ ván dăm và tấm phủ bề mặt melamine.

1. Cốt gỗ ván dăm là gì?

Những nguyên liệu chính sẽ được tiến hành làm từ gỗ ván dăm, hay còn được gọi với cái tên khác nữa đó là ván okal, là những loại gỗ rừng được tiến hành trồng ngắn ngày như cao su, keo, bạch đàn,… và những phế liệu gỗ trong suốt quá trình chế biến (như dâm bào, vụn gỗ, mùn cưa,…). 

Bên cạnh đó, còn được dùng những loại thực vật khác ở trong thành phần cấu tạo có chứa Lignin và Cellulose. Ví dụ như bã mía, rơm rạ, thân cây lanh, cây bông hoặc là cây gai dầu. 

Theo đó, thành phần của ván dăm sẽ bao gồm 80% gỗ, 9 – 10% keo Urea Formaldehyde (UF); 7 – 10% nước, < 5% thành phần khác như parafin, chất làm cứng,…

2. Melamine là gì?

Được biết Melamine là loại vật liệu chuyên được sử dụng nhằm gia cố lên trên bề mặt ván gỗ công nghiệp. Để phù hợp với xu hướng nội thất và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về tính thẩm mỹ cao đối với từng sản phẩm. Bản chất là nó được tạo ra nhờ vào hoạt chất kết sinh tạo bề mặt gồm có 3 yếu tố chính đó là:

  • Lớp giấy nền;
  • Lớp phim tạo vân giả gỗ;
  • Lớp bảo vệ ngoài cùng.

Quy trình tiến hành sản xuất gỗ công nghiệp MFC

Với những kiến thức được bật mí ở trên mọi người cũng đã hiểu rõ về khái niệm gỗ MFC là gỗ gì? Tiếp đến các bạn hãy cùng nhau tìm hiểu về quy trình tiến hành thực hiện sản xuất gỗ MFC cụ thể như sau:

quy-trinh-san-xuat-go-mfc
Quy trình sản xuất gỗ MFC

Bước 1: sản xuất ván dăm

Ván dăm được biết đến là phần cốt gỗ của ván MFC. Là bước quan trọng và được tiến hành kiểm tra rất kỹ lưỡng. Bởi sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của từng tấm ván.

Trước tiên, nguyên liệu thô (cành, ngọn, thân gỗ, vụn gỗ,…) được đưa vào trong nhà máy chuyên dụng, tiến hành nghiền thành từng dăm nhỏ có kích thước khác nhau. Nó sẽ được tiến hành sấy ở nhiệt độ theo đúng quy định. Tiếp đến, sẽ được sàng lọc theo đúng kích thước trước khi được trộn đều với chất kết dính và những chất phụ gia khác.

Bước 2: tiến hành tạo ván dăm theo đúng yêu cầu

Hỗn hợp những dăm gỗ và chất kết dính, tiếp đến sẽ được đưa vào công đoạn tạo hình dựa trên những thông số về độ dày cũng như mật độ. Sau khi ván đã được định hình theo đúng tiêu chuẩn thì sẽ được đưa vào ép sơ bộ. Tiếp theo là sẽ ép nóng dưới điều kiện nhiệt độ cũng như áp suất cao.

Kế tiếp sẽ là công đoạn xén bỏ từng phần lỗi ở trên cạnh ván. Phần cạnh và bề mặt ván sẽ được mài nhẵn, mang đi kiểm định chất lượng trước khi được ép bề mặt trang trí melamine lên trên.

Bước 3: ép bề mặt trang trí Melamine

Khi tấn ván dăm đã được hoàn thiện, sẽ được phủ lên trên một lớp Melamine, nhằm bảo vệ cốt gỗ cũng như tạo hình thẩm mỹ cho tấm ván. Và kết quả cuối sẽ là các tấm ván gỗ công nghiệp MFC hoàn chỉnh nhất.

Tổng hợp những loại gỗ công nghiệp phổ biến trên thị trường

Bên cạnh gỗ MDF và MFC phổ biến được nhiều khách hàng biết đến thì trên thị trường hiện nay còn phát triển rất nhiều loại gỗ công nghiệp khác nhau. Phía chuyên gia UMA nội thất sẽ bật mí cho mọi người được biết rõ về các kiến thức cụ thể liên quan đến từng loại gỗ công nghiệp khác ở trên thị trường. Cụ thể:

cac-loai-go-cong-nghiep-pho-bien
Các loại gỗ công nghiệp phổ biến

Tìm hiểu khái niệm gỗ công nghiệp là gì

Gỗ công nghiệp là gì? Gỗ công nghiệp chính là loại gỗ thường được dùng từ các mẫu vụn của những loại gỗ tự nhiên, đã được tận dụng từng phế phẩm gỗ trong quá trình sản xuất cũng như dùng chất kết dính Formaldehyde. Mục đích hướng đến đó là ép từng mảnh gỗ vụn lại cùng với nhau. Trên thị trường nội thất hiện nay gỗ công nghiệp luôn được ưu tiên nhiều hơn so với gỗ tự nhiên.

Ưu, nhược điểm của gỗ công nghiệp

* Ưu điểm

  • Dễ thi công cũng như tạo hình dáng thiết kế theo đúng ý mình thích;
  • Có khả năng chống mối mọt, cong vênh và không bị co ngót;
  • Độ phẳng của bề mặt thường sẽ cao hơn rất nhiều lần so với gỗ tự nhiên;
  • Giá thành cũng phù hợp với “túi tiền” của người dùng;
  • Phong phú, đa dạng mẫu mã thiết kế, bởi dễ dàng thi công;
  • Giúp bảo vệ môi trường: với tình hình biến đổi khí hậu ở trên thế giới diễn ra ngày càng phức tạp, do đó dùng gỗ công nghiệp để thay thế chính là giải pháp bảo vệ tài nguyên rừng hiệu quả nhất hiện nay.

* Nhược điểm

  • Độ bền sẽ kém hơn so với gỗ tự nhiên. Nhưng nếu như các bạn lựa chọn đúng thương hiệu uy tín và chất lượng trên thị trường thì thời gian sử dụng có thể sẽ kéo dài từ 10 – 15 năm (hoặc hơn).
  • Khả năng chịu lực, chịu nước kém hơn so với gỗ tự nhiên.
  • Không tiến hành chạm khắc được từng chi tiết hoa văn như gỗ tự nhiên.

Gỗ HDF là gì?

Gỗ HDF là gì? Theo như chuyên gia UMA cho hay, gỗ HDF là gỗ ván ép công nghiệp với tên gọi đầy đủ nhất đó là High Density Fiberboard. Loại gỗ này hiện được phát triển dựa trên cơ sở khắc phục từng nhược điểm của những loại gỗ ván dăm trên thị trường hiện nay đó là gỗ MFC và MDF. Do đó, sẽ nâng cao được chất lượng của cốt gỗ. Đối với gỗ sợi HDF sẽ mang đến tính bền bỉ và mức độ chịu lực ở mức độ cao.

go-hdf-la-gi
Gỗ HDF là gì?

Cấu tạo của gỗ công nghiệp HDF

Một số những kiến thức được chia sẻ ở trên chắc mọi người cũng đã biết được gỗ HDF là gỗ gì? Tiếp đến hãy cùng nhau tìm hiểu về cấu tạo của loại gỗ công nghiệp HDF.

Gỗ HDF sẽ được cấu tạo từ 80 – 85% gỗ tự nhiên. Được tận dụng từ các nguyên liệu vụn gỗ dư thừa, ngọn cây, cành cây và những loại gỗ tái sinh ngắn ngày để làm nguyên liệu và cấu thành cốt gỗ tấm. 

Sau khi luộc, bột gỗ sẽ được tẩm sấy khô ở trong nhiệt độ từ 1.000 – 2.000 độ C nhằm xử lý nhựa và nước. Gỗ công nghiệp này sẽ được ép dưới áp suất 850 – 870kg/ cm2 nhằm định hình tấm gỗ HDF với kích thước 2.000mm x 2.400mm, độ dày 6mm – 24mm hoặc là những kích thước khác theo nhu cầu sử dụng.

Tấm ván gỗ HDF sẽ được xử lý bề mặt, sau đó đưa sang dây chuyển cắt thành từng kích thước đã được định sẵn, tiếp đến phủ thêm lớp tạo vân gỗ cùng với lớp phủ bề mặt. Đối với lớp phủ bề mặt sẽ được làm từ Melamine Resin và sợi thủy tinh, vì vậy sẽ có được độ trong suốt và giữ màu trong thời gian dài và vân gỗ cũng được ổn định. Bên cạnh đó, bảo vệ cho lớp bề mặt của gỗ HDF được tốt hơn. Cũng chính vì thế là HDF là loại ván ép đạt chất lượng cao nhất trong số những loại gỗ ép có mặt trên thị trường hiện nay.

Gỗ An Cường là gỗ gì?

Gỗ An Cường là gỗ gì? Được biết An Cường chính là tên gọi của một công ty chuyên sản xuất đồ nội thất nổi tiếng ở trên thị trường Việt Nam hiện nay. Sản phẩm do đơn vị này sản xuất được xuất khẩu sang rất nhiều các quốc gia khác nhau trên thế giới như Mỹ, Nhật, các nước Châu Âu, ở khu vực Đông Nam Á,…

Gỗ An Cường là sản phẩm gỗ công nghiệp do phía công ty này sản xuất. Là loại gỗ đã được viện gỗ Malaysia cấp chứng nhận CQ đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. 

Bên cạnh đó, gỗ An Cường còn được chứng nhận Green Label Singapore, là sản phẩm thân thiện với môi trường và đáp ứng được từng tiêu chuẩn môi trường do phía Hội đồng môi trường Singapore quy định. Hiện An Cường là công ty duy nhất thuộc ngành gỗ của Việt Nam đã có chứng nhận này. 

Gỗ An Cường sẽ được cấu tạo từ ruột gỗ và lớp phủ bên ngoài. Hiện có rất nhiều các công thức cũng như tỷ lệ vụn gỗ cùng keo, hóa chất đường dùng để làm ra gỗ An Cường. Do đó, hiện trên thị trường gỗ An Cường có rất nhiều loại khác nhau, gồm có:

  • Gỗ công nghiệp MFC An Cường 
  • Gỗ công nghiệp MDF An Cường 
  • Gỗ công nghiệp HDF An Cường 
  • Gỗ nhựa Picomat An Cường 

Gỗ melamine là gì?

Gỗ melamine là gì? Gỗ melamine cũng là loại gỗ công nghiệp hiện được rất nhiều người yêu thích trên thị trường nội thất hiện nay. Gỗ này không chỉ phổ biến nhờ tính ứng dụng cao mà còn đạt giá trị thẩm mỹ rất tốt. Một số các lĩnh vực thường áp dụng gỗ melamine nhiều nhất hiện nay được kể đến gồm có: nội thất nhà hàng, văn phòng, gia đình, ghế sofa, nội thất khách sạn,…

Giải thích melamine là gì?

Để hiểu rõ khái niệm gỗ melamine là gì, thì các bạn cần phải nắm được về melamine là chất liệu gì và được cấu tạo từ đâu? Ở trong thuật ngữ khoa học, melamine được biết đến là một bazo, là hợp chất hữu cơ này sẽ đặc tính ít tan trong nước và có tính bền vững rất cao.

Cũng chính vì thế, melamine không chỉ được được dùng như một giải pháp mà còn làm tăng độ bền của sản phẩm. Đồng thời, sẽ có khả năng chống nước – chống nắng, nên luôn mang đến giá trị thẩm mỹ cao hơn rất nhiều.

Bề mặt melamine là gì?

Đối với bề mặt melamine sẽ được làm từ hợp chất hữu cơ melamine, thường hay được biết đến với những cái tên khác như tấm phủ melamine, giấy melamine, MFC,…

Bề mặt này thực chất chính là các tấm giấy đã được nhúng kéo melamine để ép trải ở trên bề mặt các tấm ván gỗ dăm. Mục đích đó là làm tăng tính thẩm mỹ cũng như kéo dài tuổi thọ của gỗ.

Ván Melamine là gì?

Được biết ván melamine được cấu tạo từ 2 phần chính đó là cốt ván bên trong và phần phủ bằng giấy melamine ở bên ngoài. Là loại ván gỗ công nghiệp hiện được dùng phổ biến ở trong mọi công trình nội thất.

Ở bên trong ván gỗ melamine sẽ là lớp gỗ dăm có thành phần chính đó là dăm gỗ, chất kết dính cùng với một số những thành phần khác. Lớp gỗ dăm này cần được bảo vệ từ lớp bề mặt cao và có khả năng chống thấm nước, chống trầy xước và melamine chính là sự lựa chọn phù hợp nhất.

Gỗ Melamine là gì?

Gỗ melamine khi mới nghe thường sẽ rất dễ nhầm với tên của một một loại cây gỗ tự nhiên. Nhưng thực chất đây chính là sự kết hợp giữa chất liệu gỗ công nghiệp cùng với bề mặt phủ melamine.

Bề mặt melamine là hớp chất có tính bền cũng như khả năng chống thấm nước cao. Vì vậy, sẽ mang đến vẻ đẹp cũng như khả năng bảo vệ cốt gỗ công nghiệp – Loại gỗ dùng keo hoặc hóa chất công nghiệp để có thể gắn kết từng vụn gỗ lại với nhau ở bên trong.

Kết luận

Với những kiến thức được bật mí ở trên chắc mọi người cũng đã hiểu rõ về gỗ MDF là gì, ván mfc là gì và có quy trình tiến hành sản xuất như thế nào. Gỗ MDF và MFC hiện đang là vật liệu xây dựng cũng như trang trí nội thất hội tụ rất nhiều ưu điểm vượt trội như độ bền cao, giá thành rẻ, dễ thi công và đạt tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, mọi người cũng nên cân nhắc để lựa chọn được địa chỉ uy tín và chính hãng để mua sản phẩm. UMA VietNam cũng là một trong số các địa chỉ uy tín nhất tại thị trường Hà Nội mà mọi người không nên bỏ qua. 

Bài viết liên quan