Gỗ tự nhiên là gì? So sánh gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp

go-tu-nhien-la-gi

Hiện nay với tốc độ phát triển của công nghệ tiên tiến, nguồn nguyên vật liệu trong việc thiết kế cũng như thi công nội thất nhà ở, văn phòng ngày càng trở nên đa dạng. Nhưng không vì thế mà giá trị của gỗ tự nhiên bị giảm đi. Hiện tại, gỗ tự nhiên vẫn đang là nguồn nguyên liệu được săn đón và yêu thích dùng trong đời sống con người. Hãy cùng với các chuyên gia UMA tìm hiểu kỹ về gỗ tự nhiên cũng như tính ứng dụng trong thiết kế nội thất cụ thể ra sao nhé!

Gỗ tự nhiên là gì?

Gỗ tự nhiên là gì? Gỗ tự nhiên được biết là loại gỗ được khai thác từ các khu rừng tự nhiên hoặc từ rừng trồng lấy gỗ, lấy tinh dầu, lấy nhựa hoặc lấy quả có thân cứng chắc. Gỗ tự nhiên sẽ được đưa vào sản xuất nội thất mà không phải qua quá trình chế biến gỗ thành nguyên vật liệu khác nhau. Những đồ dùng nội thất nếu như được làm từ gỗ tự nhiên thì sẽ bền – đẹp theo thời gian. Bởi vậy, gỗ tự nhiên chính là vật liệu được yêu thích, ưa chuộng ở trong lĩnh vực nội thất. Nhưng giá thành của gỗ tự nhiên so với gỗ công nghiệp thì đắt hơn rất nhiều.

go-tu-nhien-la-gi
Gỗ tự nhiên là gì?

Theo đó, nét đặc trưng của mặt gỗ tự nhiên, đó là hình thù độc đáo của vân gỗ đi cùng với đó là những màu sắc khác nhau. Cũng vì mức độ khác biệt về những loại dinh dưỡng và khoáng chất có ở trong đất, mà gỗ tự nhiên sinh trưởng khác nhau trong từng khu vực địa lý khác nhau. Hay thậm chí ở trong một khu vực sinh trường, vẫn có mức độ khác biệt về màu sắc và từng thớ gỗ. Do đó, những sản phẩm nội thất gỗ tự nhiên sẽ mang đến vẻ đẹp rất khác biệt, ở trên từng thớ gỗ hay ở trên từng sản xuất tạo thành.

Ưu, nhược điểm của gỗ tự nhiên

Phía các chuyên gia UMA VietNam sẽ bật mí cho mọi người được biết đến rõ về những ưu, nhược điểm của gỗ tự nhiên như sau:

Ưu điểm của gỗ tự nhiên

Ưu điểm của gỗ tự nhiên được thể hiện qua một số điểm cơ bản như sau:

  • Sản phẩm được làm từ gỗ tự nhiên sẽ chắc chắn và cứng cáp hơn rất nhiều;
  • Đa dạng về màu sắc cũng như vân gỗ;
  • Gỗ tự nhiên có thể chế tác được rất nhiều các kiểu dáng, hình thủ khác nhau mà gỗ công nghiệp không thể làm được.
  • Sản phẩm nội thất sẽ có độ bền cao theo thời gian mà không bị ăn mòn, sẽ không bị hỏng ở trong môi trường ẩm ướt.
  • Gỗ tự nhiên dẻo dai và có tính liên kết chắc chắn. Vì vậy, sẽ chịu được va đập, dễ uốn nắn trong quá trình tạo hình.
  • Gỗ tự nhiên sẽ có độ bền cao nếu như tiếp xúc với nước, những sản phẩm được sản xuất từ gỗ tự nhiên sẽ không thấm nước, không bị giãn nở, cong vênh hoặc là bị biến dạng khi tiếp xúc với nước, dĩ nhiên là phải được chế tác và tẩm sấy một cách kỹ lưỡng.

Nhược điểm của gỗ tự nhiên

  • Hiện gỗ tự nhiên đạt chất lượng tốt có giá thành khá cao. Đồ nội thất gỗ tự nhiên đa số sẽ được làm thủ công, không tiến hành sản xuất hàng loạt như gỗ công nghiệp. Vì vậy, sản phẩm được làm từ gỗ tự nhiên sẽ có giá thành khá cao.
  • Gỗ tự nhiên hiện nay cũng không thể tránh khỏi tình trạng bị cong vênh sau một thời gian sử dụng. Từng vết cong vênh chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị nứt nẻ, co ngót ở đồ gỗ nội thất. Nhằm khắc phục điểm hạn chế này, gỗ cần phải được tiến hành tẩm sấy kỹ lưỡng trước khi đưa vào sản xuất. Nhất là khi sản xuất thì phía người thợ cần phải chế tác đúng kỹ thuật.

Đặc điểm của gỗ tự nhiên

Các loại gỗ tự nhiên trong nội thất hiện vẫn luôn được quý khách hàng yêu thích nhất. Những đặc điểm của gỗ tự nhiên được các chuyên gia UMA nội thất chia sẻ như sau:

dac-diem-cua-go-tu-nhien
Đặc điểm của gỗ tự nhiên

Vân gỗ & Màu sắc

Tổng hợp những loại gỗ khác nhau sẽ mang đến bảng màu sắc và hình dạng vân gỗ vô cùng đa dạng và phong phú. Ngay cả trong cùng một loại, ở trong những vị trí địa lý và điều kiện sinh trường khác nhau mà vân gỗ; màu sắc sẽ có mức độ khác biệt rất đáng kể. Đây sẽ là món quà thiên nhiên ưu ái và mang đến giá trị thẩm mỹ cao cho sản phẩm nội thất.

Tính dẻo dai & Liên kết chắc chắn

Gỗ kết hợp nước và xơ thân, sau khi tiến hành tẩm sấy (chính là công đoạn quan trọng nhất), sẽ giúp cho từng thớ gỗ ổn định và liên kết với nhau nhằm tạo nên thế giằng. Những loại gỗ tự nhiên khi biến đổi tính chất sinh học như thế sẽ trở thành dẻo dai, khô cứng và chịu mọi sự va đập uốn nắn trong quá trình tạo hình về sau.

Tính dãn nở

Đặc tính nổi trội của gỗ tự nhiên đó là giãn nở khi dùng trong thời gian lâu dài hoặc ở trong điều kiện thời tiết thay đổi. Do đó, khi sản xuất những sản phẩm từ gỗ tự nhiên phía nhà sản xuất thường tạo, tuy nhiên kẻ hở của gỗ dãn nở, tránh nứt hoặc cong vênh. Một số những phương pháp tránh hư hỏng nội thất do mức độ giãn nở của gỗ như sau:

  • Cánh soi;
  • Cánh đục lỗ;
  • Cánh nan chớp;

Tìm hiểu các loại gỗ tự nhiên trong nội thất được yêu thích nhất

Các loại gỗ tự nhiên trong nội thất được mọi người yêu thích nhất hiện nay được phía các chuyên gia thiết kế nội thất UMA chia sẻ gồm có:

Gỗ sồi

Ở trong văn hóa phương Tây thì gỗ sồi rất được ưa chuộng vì đạt chất lượng tốt và đạt độ bền cao. Hiện có 02 loại gỗ sồi phổ biến nhất đó là:

  • Gỗ sồi đỏ;
  • Gỗ sồi trắng;
go-soi
Gỗ sồi

Theo đó, từng loại gỗ sẽ chất lượng màu sắc cũng như từng vân gỗ khác nhau. Gỗ sồi trắng sẽ có khả năng chống thấm tốt hơn và sẽ có vân gỗ đa dạng hơn so với gỗ sồi đỏ.

Đặc điểm của loại gỗ sồi như sau:

  • Đa số là màu nhạt, tâm gỗ có màu nâu nhạt và sẫm dần. Phía đơn vị thi công có thể được sơn PU màu gỗ sồi sáng, tối tùy theo sở thích của khách hàng.
  • Vân của gỗ sồi thường sẽ ở dạng vân núi hoặc vân thẳng với rất nhiều đốm hình.
  • Giá thành ở ngưỡng trung bình.
  • Gỗ sẽ có độ cứng chắc cao, trọng lượng nhẹ và sẽ có khả năng chịu lực rất tốt.
  • Dễ dàng tạo hình, uốn nắn bằng hơi nước và sẽ có độ bám đinh/ ốc vít cao.
  • Gỗ sồi có khả năng chịu ẩm cao, hạn chế bị cong vênh nứt nẻ và tránh được tình trạng bị mối mọt tấn công.
  • Phù hợp với những thiết kế nội thất từ ngưỡng trung bình đến cao cấp như bàn ghế/ tủ kệ gỗ, ván sàn được chạm khắc từng chi tiết vô cùng tinh xảo, cửa gỗ hoặc tủ bếp đẹp; sang trọng.

Gỗ cao su

Gỗ cao su thường được tiến hành dùng phổ biến ở trên thị trường hiện nay bởi mức giá tương đối thấp hơn so với những loại gỗ tự nhiên khác. Gỗ cao su thường được sử dụng gia công bàn trà, bàn ăn, giường ngủ hoặc những hạng mục tủ kệ ở trong gia đình.

go-cao-su
Gỗ cao su

Theo đó, đặc điểm của gỗ cao su cụ thể như sau:

  • Tone màu từ vàng nhạt cho đến nâu trung bình, hoặc vàng nhạt có từng vệt nâu. Độ tuổi của cây càng lớn thì màu sắc sẽ có xu hướng tối đi.
  • Mức giá trung bình.
  • Vân gỗ thẳng với kết cấu hơi thô và mở.
  • Phù hợp với những thiết kế nội thất gia dụng trung bình như giường, bếp, tủ, bàn ghế,…

Gỗ xoan đào

Đây là loại gỗ được tiến hành nhập khẩu từ một số nước lân cận như Lào và Campuchia. Một số nơi gọi gỗ xoan đào với những cái tên khác nhau như Sapale, Cáng lò,…

go-xoan-dao
Gỗ xoan đào

Theo đó, đặc điểm của gỗ xoan đào như sau:

  • Tâm gỗ sẽ có màu nâu vàng cho đến màu nâu đỏ. Độ tuổi của gỗ càng cao thì sắc gỗ sẽ có xu hướng tối dần.
  • Vân gỗ sẽ được lồng vào nhau và thỉnh thoảng sẽ có lượn sóng.
  • Độ cứng, mức độ chắc chắn cao và có khả năng chịu lực cũng như chịu nén tốt.
  • Giá thành cao.
  • Ít xảy ra tình trạng bị co ngót, cong vênh hay là bị mối mọt sau một thời gian dài sử dụng.
  • Phù hợp trong việc dùng để chế tạo ván gỗ veneer hoặc là gỗ dán. Những thiết kế nội thất gỗ xoan đào phổ biến nhất trên thị trường hiện nay gồm có: thuyền, tủ gỗ, sàn gỗ hay những bộ bàn ghế chạm khắc.

Gỗ tần bì

Được biết gỗ tần bì hiện được dùng phổ biến trong thiết kế nội thất, vì nó sở hữu rất nhiều các ưu điểm vượt trội về độ bền cũng như khả năng chịu lực.

go-tan-bi
Gỗ tần bì

Theo đó, đặc điểm nổi bật của gỗ tần bì như sau:

  • Dát gỗ sẽ có màu vàng nhạt cho đến gần trắng, phần tâm bên trong sẽ có màu sắc đa dạng (nâu xám cho đến nâu nhạt hoặc vàng nhạt hoặc sọc nâu).
  • Bề mặt gỗ thô đều và có vân gỗ thẳng và to.
  • Gỗ tần vì sẽ có khả năng chịu lực tương ứng với trọng lượng của gỗ. Độ kháng cũng như va chạm của gỗ này được phía các chuyên gia đánh giá cao.
  • Dát gỗ dễ bị mối mọt tấn công, vì vậy cần được tiến hành xử lý kỹ lưỡng. Tâm gỗ không thấm chất bảo quản.
  • Có khả năng chịu mát tốc, mức độ bám đinh/ ốc và dính keo rát cao, vì vậy hỗ trợ quá trình gia công cũng như lắp đặt được thuận lợi. Ngoài ra, gỗ này còn dễ nhuộm màu, đánh bóng cũng như ít bị biến dạng khi sấy.
  • Mức giá ở ngưỡng trung bình cao.
  • Phù hợp với những thiết kế nội thất từ trung bình đến cao như đồ gỗ, ván sàn, chạm khắc từng chi tiết và giờ trang trí nội thất hoặc là những loại cửa hay là tủ bếp gỗ tự nhiên.

So sánh gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp

Gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp được biết đến là 02 nguồn nguyên liệu chính được dùng ở trong rất nhiều các lĩnh vực khác nhau. Phía các chuyên gia nội thất UMA đã chia sẻ về việc so sánh gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp thông qua một số các tiêu chí cụ thể như sau để mọi người nắm rõ.

Nguồn gốc

  • Gỗ tự nhiên: được tiến hành khai thác trực tiếp từ cây gỗ ở trong từng hoặc những khu rừng trồng, có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên. Vì vậy, mang đến rất nhiều mức độ đa dạng và phong phú về loài cây cũng như cấu trúc vật liệu.
  • Gỗ công nghiệp: sản xuất từ những mảnh vụn, phế phẩm gỗ tự nhiên và được tiến hành kết dính lại với nhau bằng chất kết dính.

Cấu trúc và thành phần

  • Gỗ tự nhiên: có cấu trúc ở dạng khối, với từng vân gỗ tự nhiên, màu sắc cũng như độ cứng sẽ phụ thuộc vào loại gỗ.
  • Gỗ công nghiệp: gồm những loại như DF (High Density Fiberboard), MDF (Medium Density Fiberboard), ván ép (plywood), H ván dăm (particle board). Được tiến hành làm từ những mảnh gỗ nhỏ, sợi gỗ hoặc lớp gỗ mỏng. Loại gỗ này thường sẽ có chất lượng đồng đều hơn, có thể sản xuất hàng loạt nhằm đáp ứng nhu cầu trên thị trường hiện nay.

Tính chất

  • Gỗ tự nhiên: bền – chắc chắn – độ bền cao và thường sẽ có khả năng chống mối mọt tốt nếu như được xử lý đúng cách.
  • Gỗ công nghiệp: dễ gia công, không xuất hiện tình trạng bị cong vênh, co ngót nhưng có thể sẽ kém bền hơn so với gỗ tự nhiên, dễ bị hư hỏng do ẩm mốc nếu như không được xử lý chống thấm tốt.

Tính ứng dụng

  • Gỗ tự nhiên: thông thường sẽ được dùng trong quá trình sản xuất đồ dùng nội thất cao cấp, cửa, sàn nhà hay những công trình xây dựng yêu cầu độ bền cao.
  • Gỗ công nghiệp: thường sẽ được sử dụng sản xuất đồ nội thất như ghế, kệ sách trang trí, tủ, bàn hay những sản phẩm trang trí nội thất khác.

Giá thành sản phẩm

  • Gỗ tự nhiên: thông thường sẽ có giá thành cao hơn do quá trình khai thác và chế biến phức tạp, đi cùng với đó là mức độ khan hiếm của nguồn gỗ tự nhiên.
  • Gỗ công nghiệp: thường sẽ có giá thành thấp hơn do tận dụng được phế phẩm gỗ và quy trình sản xuất công nghiệp. Vì vậy, sẽ giúp cho gỗ công nghiệp trở thành lựa chọn phổ biến cho những ứng dụng đòi hỏi số lượng lớn nguồn gỗ nhưng vẫn bảo đảm tiết kiệm chi phí.

Bảo vệ môi trường

  • Gỗ tự nhiên: khai thác quá mức sẽ dẫn đến tình trạng bị suy thoái rừng và sẽ ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
  • Gỗ công nghiệp: dùng những phế phẩm gỗ cũng như nguyên liệu tái chế nhằm làm giảm áp lực đối với rừng tự nhiên và bảo vệ môi trường.

 Phân loại các nhóm gỗ tự nhiên ở Việt Nam

Hiện nay, đối với gỗ tự nhiên được phân chia thành 8 nhóm gỗ chính gồm có:

cac-nhom-go-tu-nhien-o-viet-nam
Các nhóm gỗ tự nhiên ở Việt Nam
  • Nhóm 1: là nhóm gỗ quý hiếm ở trên thị trường, sẽ có vân thớ, màu sắc đẹp với hương thơm tự nhiên, độ bền cao và có khả năng chống ẩm và mối mọt tốt, vì vậy sẽ có giá trị kinh tế cao. Những loại gốc thuộc vào nhóm này gồm có gỗ Cẩm Lai, gỗ Lát Hoa, gỗ Bằng Lăng,…
  • Nhóm 2: nhóm gỗ nặng – cứng, có tỷ trọng lớn, sức chịu lực cũng như độ bền cao. Gỗ thuộc vào nhóm này sẽ là gỗ Đinh, gỗ Căm xe, gỗ Sến, gỗ Nghiến,…
  • Nhóm 3: gỗ nhẹ – mềm hơn so với 02 loại gỗ được liệt kê ở trên, nhưng sẽ có sức bền – chịu lực cao, độ dẻo dai lớn nên hiện được yêu thích trong quá trình chế tác cũng như thi công đồ mỹ nghệ.
  • Nhóm 4: các loại gỗ thuộc nhóm này thường sẽ có thớ mịn đẹp mang giá trị thẩm mỹ cao, chất lượng bền và dễ dàng gia công. Gỗ tự nhiên ở trong nhóm này gồm có gỗ Sến, gỗ Óc chó, gỗ Sụ, gỗ Mít, gỗ Mỡ,…
  • Nhóm 5: gồm có những loại gỗ tự nhiên như gỗ Dẻ, Trám, Thông, gỗ Phi Lao,… Loại gỗ trong nhóm này thường sẽ có tải trọng trung bình, nhưng vẫn có độ bền cao với khả năng chống chịu mối mọt tốt và được yêu thích trong quá trình thi công nội thất.
  • Nhóm 6: gồm có những loại gỗ như gỗ Kháo, gỗ Xoan Đào, gỗ Chiêu Liêu, gỗ Bạch đàn đỏ,… Nhóm gỗ này sẽ có trọng tải thấp, sức chịu lực ở ngưỡng trung bình. Ngoài ra, cũng dễ bị mối mọt, cong vênh nên cần phải được tiến hành xử lý kỹ lưỡng, cẩn thận trước khi đưa vào sản xuất thành đồ dùng nội thất hay là những đồ dùng thủ công mỹ nghệ.
  • Nhóm 7: gần giống với nhóm VI, những loại gỗ thuộc nhóm này thường tương đối nhẹ, sức bền và chống mối mọt và cong vênh kém. Những loại gỗ thuộc nhóm này gồm có: gỗ Me, gỗ Vạng, gỗ Côm, gỗ Sồi,…
  • Nhóm 8: là nhóm gỗ cuối và cũng có chất lượng thấp nhất trong bảng gỗ Việt Nam với sức chịu lực rất kém, có khả năng bị mối mọt cao nên ít được dùng trong quá trình thiết kế thi công đồ dùng nội thất. Những loại gỗ thuộc nhóm này gồm có gỗ Sung, gỗ Đề, Cóc, Ba bét, Ba soi,…

Tính ứng dụng của gỗ tự nhiên trong nội thất

Gỗ tự nhiên được đánh giá là chất liệu nội thất đứng đầu trong thiết kế nội thất bởi những tính năng vô cùng vượt trội, có khả năng thích ứng với rất nhiều các không gian cũng như nhiều phong cách khác nhau,… Dưới đây chuyên gia thiết kế đồ trang trí nội thất UMA sẽ bật mí tính ứng dụng phổ biến của gỗ tự nhiên trong thiết kế nội thất như sau:

  • Làm cửa: thực tế cửa gỗ tự nhiên đã trở thành lựa chọn hàng đầu trong thiết kế nội thất. Cửa gỗ thường được tiến hành chế tạo bởi những loại gỗ chắc chắn, sẽ có khả năng chịu nhiệt, cách nước và bền – đẹp theo thời gian. Sản phẩm luôn được tiến hành chạm trổ ấn tượng và tinh xảo.
  • Làm vách ngăn, ốp tường: từng vách ngăn, tường gỗ sẽ có khả năng cách âm tốt đi cùng với đó là các đường vân và màu sắc đặc trưng của vật liệu này sẽ mang đến không gian đẳng cấp và cô cùng sang trọng.
  • Đồ trang trí, bàn ghế, kệ, tủ: những đồ dùng nội thất được làm từ gỗ tự nhiên sẽ mang đến sự ấm áp và gần gũi. Bên cạnh đó, sản phẩm sẽ được tiến hành chạm khắc cầu kỳ, tỉ mỉ tạp điểm nhấn ở trong không gian và sẽ thể hiện được mức độ đẳng cấp cũng như gu thẩm mỹ của gia chủ.
  • Giường ngủ: gỗ tự nhiên bên ngoài với những ưu điểm như bền, chắc chắn, có khả năng chịu lực tốt, nhiều loại gỗ còn có mùi hương thơm nhẹ nhàng giúp cho người dùng có được cảm giác thư giãn; thoải mái và dễ đi vào giấc ngủ hơn.
  • Làm trần nhà, sàn nhà, cột nhà: đa số những loại gỗ được sử dụng để làm trần nhà, sàn nhà, cột nhà luôn được tiến hành chọn lựa kỹ lưỡng với bề mặt sáng bóng, đường vân nhỏ – tinh tế và có khả năng kháng nước, chịu nhiệt, kháng mối mọt, chịu lực và có độ bền cao.

Ở trong thiết kế nội thất, chất liệu gỗ tự nhiên sẽ mang đến không gian quý phái, sang trọng và vô cùng đẳng cấp. Với rất nhiều những ứng dụng trong xây dựng, trong nội thất và trong phong thủy,… gỗ luôn là chất liệu hiện được rất nhiều người yêu thích.

Lời kết

Qua những kiến thức chia sẻ cụ thể ở trên, UMA VietNam hy vọng đã mang đến cho mọi người những kinh nghiệm hữu ích nhất về chất liệu gỗ tự nhiên trong quá trình thiết kế nội thất. Nếu như các bạn có ý định thiết kế không gian sống của mình, nội thất UMA chính là địa chỉ uy tín; chất lượng và hỗ trợ tư vấn hoàn toàn miễn phí từ phía các chuyên gia hàng đầu trong ngành thiết kế nội thất. Liên hệ ngay đến số Hotline của nội thất UMA để biết thêm chi tiết từng dịch vụ các bạn nhé!

Bài viết liên quan