Hãy cùng nhau vùng tìm hiểu vải microfiber, da microfiber và da tổng hợp là gì

vai-microfiber-la-gi

Vải microfiber là gì? Da microfiber là gì và da tổng hợp là như thế nào? Những kiến thức liên quan đến vải – da microfiber và da tổng hợp được rất nhiều người quan tâm đến và cùng nhau tranh luận ở trên các diễn đàn lớn. Bài viết dưới đây các chuyên gia UMA VietNam sẽ bật mí những kiến thức liên quan, quý độc giả hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Vải microfiber & Những thông tin liên quan

Vải microfiber là gì?

Được biết chất liệu microfiber xuất hiện từ những năm 50 của Thế kỷ XX, đã được ứng dụng rất nhiều trong ngành công nghiệp thời trang. Hiện nay, vải microfiber là loại vải được lựa chọn nhằm sản xuất rất nhiều loại giày dép, quần áo, túi xách,… 

vai-microfiber-la-gi
Vải microfiber là gì?

Theo như các chuyên gia UMA chia sẻ, microfiber chính là chất liệu nhân tạo có thể thay thế cho những loại vải hoặc da tự nhiên bởi hiện có rất nhiều các ưu thế vượt trội. Phía các chuyên gia cho hay, microfiber chính là loại vải tổng hợp có bước tiến vô cùng vượt trội, siêu nhỏ – siêu mịn. Sợi vải chỉ gần bằng ⅕ sợi tóc nên nhìn rất đẹp.

Tìm hiểu thành phần cấu tạo nên sợi vải microfiber

Microfiber được tiến hành làm từ rất nhiều nguyên liệu, trong đó chủ yếu là polyester và polyamide đi cùng với đó cùng với một số những thành phần khác có nguồn gốc thiên nhiên như carbohydrate thực vật, cellulose,…

Theo đó, polyester sẽ chiếm tới 80%, còn polyamide chỉ là 20%. Với thành phần polyester nhiều, vải khi đó sẽ có độ cứng – mềm ở mức độ vừa phải và bền theo thời gian. Nếu như thành phần polyamide là chủ yếu, thì sợi vải sẽ có khả năng hấp thu tốt. Nhờ vào từng đặc tính của chất liệu, khi kết hợp hài hòa với nhau, sợi microfiber sẽ trở nên hoàn hảo. Vải microfiber sở hữu rất nhiều những tính chất nổi bật như chống thấm nước tốt, lọc khuẩn hiệu quả, có độ mềm dẻo cũng rất phù hợp.

Hiện nay, trên thị trường giá của quần áo làm từ microfiber sẽ thay đổi phụ thuộc vào thành phần polyamide có trong vải. Trong trường hợp tỷ lệ polyamide cao, đồng nghĩa giá thành sản phẩm được làm từ vải này sẽ cao hơn và ngược lại.

Quy trình sản xuất vải microfiber như thế nào?

Nhằm tạo ra được vải chất liệu microfiber thì phía nhà sản xuất cần phải thực hiện một quá trình dài, cụ thể:

  • Trước tiến, phía nhà sản xuất cần phải thực hiện nung chảy polyester và polyamide. Tỷ lệ của 02 loại hạt này sẽ được lấy làm sao cho thực sự phù hợp nhất. Thường thì tỷ lệ polyester và polyamide là 80/20 hoặc 70/30 sẽ là tốt nhất.
  • Polyester và polyamide sau khi được tiến hành đun nóng sẽ cho vào khuôn phản lực. Từng khuôn sẽ có chứa từng lỗ nhỏ để phun sợi và không khí di chuyển qua từng chất lỏng và sẽ tạo ra sợi nhanh chóng – liên tục.
  • Cuối cùng, từng sợi này sẽ được mang đi dệt thành vải. từng tấm vải ngâm ở trong bể nhuộm cùng với dung dịch kiềm, nhằm tạo ra rất nhiều những màu sắc khác nhau. Theo đó, lỗ hở ở trong sợi sẽ giúp cho quá trình hấp thu độ ẩm được tốt hơn rất nhiều.

Tìm hiểu ưu, nhược điểm của vải microfiber

Những kiến thức được chia sẻ ở trên chắc mọi người cũng đã hiểu được microfiber là gì. Tiếp đến các chuyên gia thiết kế nội thất UMA sẽ bật mí cho mọi người được biết rõ về ưu; nhược điểm của vải microfiber như sau:

uu-nhuoc-diem-cua-vai-microfiber
Ưu, nhược điểm của vải microfiber

Ưu điểm 

Microfiber được biết đến là chất liệu vải sợi gây ấn tượng đối với mọi người bởi sở hữu rất nhiều những lợi thế vượt trội như:

  • Vải microfiber có khả năng kháng khuẩn cao: so với những loại vải khác, microfiber kháng khuẩn tốt hơn. Bởi vậy, những sản phẩm làm từ vải microfiber sẽ luôn thân thiện với môi trường và an toàn đối với làn da.
  • Độ bền cao: microfiber sẽ có độ bền rất cao dù là giặt nhiều lần bằng máy giặt cũng không lo ảnh hưởng đến chất lượng của sợi vải. Tình trạng bị chùng nhão, nhăn nhúm sẽ không xảy. Vì vậy, mọi người hoàn toàn yên tâm khi mua sản phẩm này.
  • Độ hút ẩm cao: có khả năng hút ẩm của microfiber rất tốt, cho nên nó được sử dụng nhiều nhằm thiết kế rất nhiều mẫu giày dép, trang phục, túi xách khác nhau. Khả năng thấm hút nước nặng gấp hơn 25 lần so với trọng lượng của nó. Do đó, hiện nay vải microfiber được ứng dụng rất rộng rãi.
  • Sợi vải siêu nhỏ và êm nhẹ: từng sợi microfiber siêu nhỏ có cấu tạo thông minh nên khi mặc quần áo làm từ chất vải microfiber sẽ mang đến cảm giác thoải mái nhất.
  • Màu sắc bền lâu: nhất là vải microfiber có màu bền bỉ vô cùng, dù giặt nhiều lần thì độ bám màu của nó vẫn rất chắc chắn. Do đó, mọi người không phải lo quần áo bị phai màu và mất độ thẩm mỹ. Sử dụng nhiều năm, màu vải vẫn luôn giữ nguyên vẹn giúp bạn có thể tự tin khi diện ra ngoài và mix với rất nhiều các phụ kiện khác nhau.
  • Vệ sinh dễ dàng: sản phẩm được làm từ chất liệu microfiber bền bỉ, không phải lo lắng bị rão, nhăn, bị phai màu nên có thể tiến hành giặt bằng tay hay bằng máy một cách tùy ý.

Nhược điểm

Ngoài những ưu điểm vượt trội được các chuyên gia UMA nội thất, vải sợi microfiber vẫn đang còn tồn tại một số các điểm yếu như:

Khả năng thấm hút kém hơn so với vải cotton

Vải microfiber là gì? Vải microfiber có sợi liên kết vải chặt chẽ, có độ bền cao nhưng cũng vì thế nó có khả năng thấm hút tốt, nhưng không bằng vải cotton. Do đó, dù mang đến cảm giác thoải mái và dễ chịu cho người dùng, nhưng hiện nay chất liệu cotton luôn được ưu tiên lựa chọn bởi nó khả năng thấm hút cao.

Cho dù bạn lựa chọn microfiber hay cotton thì trang phục đều có từng điểm mạnh riêng. Hiện nay, tại các cửa hàng có rất nhiều các mẫu mã quần áo thời trang từ đồ lót đến đồ thể thao đều được thiết kế cũng như sản xuất thân thiện với người dùng. 

Vải microfiber mang đến cảm giác nóng bức trong mùa hè

Vải microfiber có khả năng thấm hút nhưng chỉ ở một mức nhất định nên khi dùng trong thời gian dài, bạn vẫn có cảm giác khó chịu, bí bách và ẩm ướt không thông thoáng. Cũng chính vì điều này microfiber đã trở thành loại vải được ưu tiên dùng trong thời tiết mùa đông.

Tính ứng dụng của vải microfiber trong sản xuất

Vải từ chất liệu microfiber hiện có rất nhiều các ưu thế nổi bật nên đã được ứng dụng rất đa dạng và phong phú trong cuộc sống hiện đại.

ung-dung-cua-vai-microfiber
Ứng dụng của vải microfiber

Vải microfiber ứng dụng trong sản xuất may mặc

Chất liệu microfiber sẽ có khả năng kháng khuẩn tốt nên sẽ được ứng dụng rất nhiều trong ngành sản xuất may mặc. Mọi người sẽ có thể bắt gặp rất nhiều trong sản xuất quần áo cho những vận động viên bơi, đồ lót, áo tắm,… sẽ được làm từ vải microfiber.

Sản xuất chăn gối

Vải microfiber cho dù là chất liệu vải mới, nhưng có rất nhiều ưu điểm nên vẫn được ứng dụng đa dạng trong sản xuất chăn ga gối đệm. Chất liệu vải này sẽ phù hợp với đặc điểm thời tiết nóng ẩm tại Việt Nam. Nếu như nóng bức, mồ hôi nhiều thì sản phẩm vẫn có khả năng thấm hút một cách đáng kể, nên mọi người không cần phải lo lắng nhiều. Vì vậy, mọi người hoàn toàn yên tâm trải nghiệm và đưa ra cảm nhận riêng.

Là nguyên liệu sản xuất những sản phẩm cách điện

Vải microfiber có khả năng hút ẩm cũng như giữ nhiệt khá tốt, hiện nay vải microfiber đang được áp dụng nhằm làm một số các thiết bị ở ngoài trời, hoặc thay thế những vật liệu cách nhiệt của túi ngủ,… Vì vậy, góp phần giúp cho người dùng hoàn toàn yên tâm dùng mà không phải lo sợ nhiệt, điện truyền dẫn gây mất an toàn.

Sản xuất đồ dùng và các phụ kiện khác

Vải microfiber còn được dùng làm nguyên liệu chính hiện được rất nhiều các thương hiệu lựa chọn nhằm sản xuất phụ kiện như giày dép, ví, ba lô,… Những sản phẩm được làm từ chất liệu này vô cùng bền bỉ, màu sắc đẹp nhưng giá thành sản phẩm phải chăng. Bên cạnh đó, giá sản phẩm đồ dùng, các phụ kiện được làm từ microfiber cũng không quá cao nên mọi người có thể cân nhắc lựa chọn.

Da microfiber & Những kiến thức liên quan

Microfiber là chất liệu gì? Theo như các chuyên gia nội thất UMA chia sẻ, da microfiber còn được gọi với cái tên đầy đủ khác nữa đó là Microfiber Artificial Leather hoặc Microfiber Leather. Đây được biết đến là dòng da nhân tạo tổng hợp hoặc da vi sợi được cấu tạo từ những sợi tổng hợp, có đường kính nhỏ hơn 10  micromet và phổ biến nhất đó là sợi xơ Polieste, xơ Poliamit và sợi Poliuretan,… Thường da sẽ được phủ thêm lớp PU nhằm tạo những đường vân cũng như làm tăng độ bền của sản phẩm.

Da microfiber được tạo thành bằng cách tái hiện cấu trúc 3D của da thật, được dệt bằng hình thức xuyên kim độc đáo. Do đó, kết cấu của da microfiber sẽ tương tự với da thật.

Chuyên gia UMA có chia sẻ, không rõ nguồn gốc da microfiber đến từ đâu, nhưng người ta thấy microfiber lần đầu tiên đã được công bố vào đầu những năm 1990 tại Thụy Điển và đã đạt được thành công như một sản phẩm tại Châu Âu trong suốt thập kỷ.

Tổng hợp những đặc điểm của da microfiber

Một số những kiến thức được chia sẻ ở trên chắc mọi người cũng đã hiểu rõ về khái niệm da microfiber là chất liệu gì. Tiếp đến các chuyên gia UMA VietNam sẽ bật mí cho mọi người được biết đến về các đặc điểm của da microfiber cụ thể như sau:

dac-diem-cua-da-microfiber
Đặc điểm của da microfiber

1. Tỷ lệ với da thật

Vì được tiến hành được mô phỏng 3D ở trên nền da thật với công nghệ vô cùng tiên tiến, nên tỷ lệ giống da thật vô cùng ấn tượng đến 90%. Từ những đường vân ở trên da cho đến từng sợi đều rất rõ nét, khi sờ vào sẽ mang đến cảm giác mềm mịn cho người dùng. Vì vậy, rất khó phân biệt được bằng mắt thường và được xem là chất liệu thời thượng đối với những sản phẩm sang trọng. 

2. Độ bền da microfiber

Nhờ vào kết nối bền chặt giữa từng vi sợi cùng với công nghệ dệt hiện đại tạo cho da microfiber có mức độ kết nối vững chắc và có tính chịu lực của da. Từng sản phẩm từ da sẽ có độ co giãn bền bỉ và có khả năng chịu tác động cũng như có kết cấu bền vững từ bên trong.

3. Đa dạng màu sắc

Trên thực tế cho thấy, cũng không phải ngẫu nhiên mà da microfiber được “săn đón” nhiều đến như vậy ở trên thị trường hiện nay. Bên cạnh độ bền, chất liệu mịn màng da microfiber còn có ưu điểm nữa đó là cung cấp đa dạng màu sắc cho da, vì vậy người dùng thoải mái lựa chọn theo sở thích hoặc phong thủy của mình, thay vì chỉ có một số các màu sắc cơ bản như đen, trắng,… Công nghệ phun màu hiện đại, sẽ hỗ trợ màu bám bền với bề mặt da và sẽ hạn chế được mức độ phai màu trong suốt thời gian sử dụng.

4. Khả năng chịu nhiệt da microfiber

Từng sản phẩm được làm từ da microfiber mọi người sẽ lo ngại về khả năng chống chịu nhiệt tốt hay không? Tuy nhiên, mọi người hoàn toàn yên tâm, bởi da microfiber sẽ giải quyết tốt điều này với khả năng chịu nhiệt tốt, từng sản phẩm rất khó bị biến dạng khi gặp nhiệt độ cao. Sẽ hạn chế tối đa tình trạng bị “bén lửa” khi có trường hợp đáng tiếc xảy ra.

5. Không gây hại môi trường và thích ứng lên da

Nhất là ở trong khâu sản xuất da microfiber rất “ sạch – thân thiện” với môi trường. Từng sợi vi xơ bên trong gân như không có chứa chất độc nên sẽ không gây dị ứng ở trên bề mặt da và an toàn đối với sức khỏe của trẻ nhỏ. Những sản phẩm cặp da, túi xách nam từ da microfiber thường sẽ có độ bền cao theo thời gian sử dụng và sẽ hạn chế được việc thải rác ra bên ngoài môi trường.

6. Trọng lượng da microfiber

Bản chất được tạo thành từ những sợi tổng hợp nên trọng lượng da nhân tạo microfiber rát nhẹ. Do đó, những phụ kiện thời trang từ da microfiber thường sẽ khiến cho người dùng dễ chịu và dễ di chuyển.

7. Giá thành sản phẩm da microfiber

Mang đến tất nhiều ưu điểm vượt trội nhằm phục vụ cho người tiêu dùng, tuy nhiên giá thành lại rẻ hơn rất nhiều so với da thật đến 40 – 60% tính theo đơn vị diện tích. Vì vậy, thuận lợi cho khách hàng ở ngưỡng tầm trung có thể sở hữu được.

8. Dễ dàng vệ sinh cũng như bảo quản

Từng đường vân da microfiber không có lỗ chân lông như ở trên da thật nên việc chống thấm nước rất tốt và vệ sinh cũng rất dễ dàng và có thể lau chùi ngay sau khi bị bám bẩn. Cũng nhờ vậy mà tiết kiệm được rất nhiều thời gian vệ sinh, tiết kiệm được chi phí vệ sinh không cần phải mang ra ngoài tiệm.

So sánh da microfiber, da tổng hợp và da pu

Da microfiber là gì đã được phía các chuyên gia thiết kế nội thất UMA chia sẻ kiến thức cụ thể ở trên. Tuy nhiên, để thấy rõ mức độ bền bỉ cũng như chất lượng, phía người tiêu dùng có thể lựa chọn loại da loại da tốt nhất trên thị trường hiện nay. Phía dưới đây chúng ta hãy cùng nhau so sánh da microfiber cùng với da tổng hợp và da pu cụ thể như sau:

So sánh da Microfiber và da PU

Nhằm đánh giá chi tiết về 02 loại da này, mọi người cần phải phân tích được điểm giống – khác nhau. Theo đó, điểm giống của cả 02 chất liệu này đều là da công nghiệp chất lượng cao trên thị trường, vì vậy hội tụ những tính chất đặc trưng cụ thể như sau:

  • Bởi tính chất bám màu bền nên nó thường đa dạng về màu sắc. Khoảng 3 3- 36 màu khác nhau cho khách hàng thoải mái lựa chọn tùy thuộc vào phong cách riêng của bản thân.
  • Độ bền cao, có khả năng chống cháy và chống nước rất tốt.
  • Có thể tùy ý điều chỉnh được vân da cho giống với những loại da khác như da bò, da cá sấu,…
  • Dễ dàng vệ sinh cũng như lau chùi chất bẩn ở trên bề mặt.

Điểm khác nhau: giữa 02 loại da này có rất ít điểm khác nhau. Tuy nhiên, mọi người có thể dựa vào một số điểm khác biệt dưới đây để có thể phân biệt được 02 loại da này.

  • Do được tiến hành dệt bằng công nghệ 3D tiên tiến nên da microfiber sẽ giống với da thật hơn so với da PU (ép vải vụn phủ PVC).
  • Cho dù giống với da thật hơn, tuy nhiên giá thành của da microfiber lại thấp hơn so với da PU.

So sánh da microfiber và da thật

Do da microfiber có tỷ lệ giống với da thật rất cao, mọi người đang phân vân không biết nên lựa chọn loại da nào thì cần phải tham khảo một số điểm khác biệt cụ thể như sau:

  • Da thật chính là da của những loài động vật như bò, trâu, dê,… còn da microfiber chính là da công nghiệp với cấu tạo từ những xơ vi mảnh.
  • Cho dù là da công nghiệp nhưng da microfiber được tiến hành dệt bằng hình thức hiện đại nên độ bền sẽ tương đương với da thật.
  • Độ đàn hồi và độ bền của da microfiber không bằng với da thật.
  • Bởi da thật có những “lỗ chân lông” nên rất dễ dàng bị đọng nước và khó vệ sinh hơn da microfiber.
  • So với da microfiber khán lửa tốt nên da thật lại rất dễ “bắt lửa”, do đó không nên để da thật ở những vị trí có nhiệt độ cao.

So sánh da microfiber và da carola

Được biết 2 loại da này đều có nguồn gốc là da công nghiệp nên nó sẽ có đặc tính cơ bản của da công nghiệp. Chuyên gia UMA chia sẻ một số những điểm giống nhau của 02 loại da này như sau:

  • Độ dày và bền giữ được lâu hơn.
  • Kháng nước và chống cháy rất tốt, không bị kích ứng với làn da.
  • Phong phú, đa dạng về những màu sắc được phía khách hàng lựa chọn.

Điểm khác nhau:

  • Đều giống da thật như da Carola có phần % thấp hơn so với da microfiber.
  • Mức độ phổ biến của da tổng hợp microfiber cũng sẽ nhỉnh hơn so với da carola.

Tính ứng dụng của da microfiber trong đời sống

Với toàn bộ những ưu thế vượt trội được liệt kê ở trên, da microfiber hiện được ứng dụng vào rất nhiều ngành nghề khác nhau. Trong đó phải kể đến một số những lĩnh vực phổ biến như:

ung-dung-cua-da-microfiber
Ứng dụng của da microfiber

 Nội thất gia đình

  • Ứng dụng da microfiber  phổ biến nhất đó là bọc những dòng ghế sofa trong gia đình.
  • Nhờ vào màu sắc phong phú, đa dạng cùng với bề mặt da mịn và có độ đàn hồi tốt, da microfiber  khi được bọc ghế sofa vừa làm tăng tính thẩm mỹ và dễ dàng vệ sinh.
  • Nhờ vào tính bền bỉ cao mà khi sử dụng da microfiber bọc ghế sofa sẽ hạn chế tối đa được tình trạng bị nổi da cũng như bị bong tróc hoặc dễ bị nấm mốc trong suốt thời gian sử dụng.

Nội thất xe hơi

  • Ngoài bọc ghế sofa, da microfiber còn được ứng dụng phổ biến ở trong lĩnh vực nội thất ô tô.
  • Từ những dòng xe hơi hạng sang đến bình dân ngày càng dùng nhiều loại da này để bọc hệ thống ghế ngồi trên ô tô.
  • Ưu điểm của da microfiber khi sử dụng để bọc nội thất ô tô đó là khả năng chống xước, co giãn tốt, chịu lực tốt và ít bị mài mòn.
  • Vì vậy, trong suốt quá trình sử dụng sẽ giảm thiểu tối đa tình trạng bị nổi da, đạt tính thẩm mỹ và độ bền cao.

Lĩnh vực thời trang

  • Không chỉ dùng để tiến hành bọc nội thất ô tô hoặc ghế sofa, da microfiber còn được dùng rất nhiều ở trong lĩnh vực thời trang. Trong đó, phổ biến nhất với giày da, ví da hoặc túi xách.
  • Ngoài ra, da microfiber cũng được dùng phổ biến để tiến hành sản xuất thắt lưng hoặc dây da đồng hồ. Nhờ vào mức độ phong phú, đa dạng đi cùng với mức độ đàn hồi tốt đã làm gia tăng mức độ trải nghiệm của khách hàng. 

Da tổng hợp & Các kiến thức liên quan

Da tổng hợp là gì? Da tổng hợp được biết đến là loại chất liệu giả da, tuy nhiên chất liệu giả da cao cấp, nghĩa là gần với da thật nhất. Da tổng hợp được biết đến là nguyên liệu hóa học nhân tạo được tạo thành thông qua quá trình phản ứng trùng hợp phân tử, nhựa PVC và polyurethane đi cùng với những vật liệu làm từ PVC. 

Nguồn gốc ra đời của loại da tổng hợp

Thời điểm năm 1400, chất liệu vải parasol được dùng trong sản xuất sợi vải nhằm lấy chất sáp được xem là sản phẩm giả da đầu tiên. Theo thời gian, lấy ý tưởng từ loại vải này và được kết hợp một số chất liệu khác, loại vải này cũng đã được cải tiến bền vững hơn và cũng đa năng hơn rất nhiều.

nguon-goc-da-tong-hop
Nguồn gốc da tổng hợp

Hiện nay, chất liệu giả da phổ biến làm từ Polyme đó là da PVC và PU. Chuyên gia UMA VietNam chia sẻ, da PVC (Polyvinyl Chlorid) xuất hiện trước da PU được tạo ra bằng cách tách phân tử Hydro trong nhóm Vinyl và thay thế bằng nhóm Chlorid. Tiếp đến, nó đã được kết hợp với một số các chất hóa học khác nhằm tạo ra chất liệu vô cùng bền vững.

Cho dù phía nhà sản xuất rất yêu thích da PVC, nhưng nó không mấy gây ấn tượng cho những thợ may cũng như phía nhà tạo mẫu. Bởi nó không thực sự giống, hay thậm chí còn bị dính vào nhau trong điều kiện thời tiết ấm. Một điểm trừ khác nữa đó là nó không thấm nước.

Bên cạnh đó, khi xét về yếu tố sức khỏe và môi trường, chất liệu PVC còn thải ra chất dioxin gây nguy hiểm nếu lỡ không may bị chát và dùng chất dẻo rất độc hại. Chất da PVC đã không còn được dùng nhiều như những năm 1960 – 1970.

Nhưng chất da PU được dùng phổ biến trên thị trường hiện nay lại có khả năng chống bụi bẩn nhiều hơn và dễ dàng làm sạch. Bên cạnh đó, nó cũng bay màu chậm hơn kể cả dưới ánh nắng trực tiếp. Nhất là chất PU còn thải ra ít chất độc ra môi trường hơn so với chất PVC.

Ưu, nhược điểm của da tổng hợp

Chuyên gia hàng đầu UMA đã thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và bật mí cho mọi người được biết những ưu, nhược điểm của da tổng hợp cụ thể như sau:

uu-nhuoc-diem-cua-da-tong-hop
Ưu, nhược điểm của da tổng hợp

Ưu điểm

Những ưu điểm của da tổng hợp được liệt kê cụ thể như sau:

Ngoại hình

Những tiến bộ ở trong quá trình phát triển da giả hoặc da tổng hợp đã đạt đến giai đoạn khó có thể nhận ra mức độ khác biệt giữa 02 sản phẩm sau khi được tiến hành sản xuất. Có rất nhiều loại sản phẩm có sẵn cũng được phủ bằng sơn nước gốc sao chép cảm giác y như da thật.

Bên cạnh đó, xử lý hậu kỳ như giặt giũ làm cho vật liệu linh hoạt và dẻo dai hơn như bạn mong muốn, chính điều này đã tạo cảm giác cho bạn đây chính là da thật. Marvel cũng chính là một trong số ít những công ty cung cấp vải da PVC với hương thơm khiến cho người dùng cảm nhận được sự khác biệt.

Tiện ích

Khả năng chống trầy xước rất tiên tiến, lớp sơn phủ đạt hiệu quả cao không chỉ khiến cho da tổng hợp thân thiện với môi trường mà còn cho phép nó có thêm độ bền. Ở trong quá trình trang trí nội thất, phía nhà sản xuất có vải da PVC phù hợp với thử nghiệm chà của da thật.

Tùy thuộc vào ứng dụng, giả da có thể được tùy chỉnh nhằm phù hợp với hình dáng, thiết kế tốt hơn so với da thật. Chính điều này đã được thực hiện bởi từng kết hợp khác nhau có sẵn của những loại vải hỗ trợ lớp phủ PVC.

Bảo dưỡng

Đối với da thật rất khó bảo quản hơn và đòi hỏi người dùng cần phải chăm sóc kỹ lưỡng. Trong trường hợp các bạn lo lắng về vết bẩn, trầy xước, tràn chất lỏng cũng như khả năng chịu nhiệt độ thì da Pu và PVC đó là Eco Leather, chống vết bẩn, chống cháy, chống nước và cũng ổn định nhiệt độ. Chỉ đơn giản đó là lau và làm sạch.

Tác động đến môi trường

Có một số những nhà sản xuất đảm bảo không dùng kim loại nặng và tuân thủ từng tiêu chuẩn REACH của Châu Âu đối với những nguyên liệu thông được dùng. họ tái chế toàn bộ chất thải không khí, rắn và lỏng hoàn toàn trước khi tiến hành xử lý. Bên cạnh đó, da nhân tạo chống lại mức độ tàn ác của động vật, bởi không có động vật nào bị làm hại trong quá trình làm cho sản phẩm của bạn trông cao cấp hơn.

Chi phí mua da tổng hợp

Da tổng hợp chính là mức độ thay thế rẻ hơn rất nhiều so với da thật. Chi phí thay thế sẽ thấp và cũng rất tùy biến. Một loại những thiết kế – màu sắc có sẵn, do bạn không bị hạn chế lựa chọn.

Nhược điểm 

  • Không có mùi như da nếu như ngửi thật kỹ và lâu;
  • Không có đặc điểm thoáng khí;
  • Không bền như da thật;
  • Không cung cấp cách nhiệt tốt, so với áo khoác da;
  • Không thể nào thay thế đồ lót bằng da, bởi nó sẽ không an toàn khi mặc trực tiếp;
  • Vẫn có thể bong tróc sau một khoảng thời gian sử dụng;
  • Dễ bị hư hỏng;
  • Một số trường hợp nhìn có vẻ là giả;
  • Không an toàn nếu như dùng lâu trong thời tiết nóng bức;
  • Độ mề không thể nào tốt như da thật được;
  • Không thể nào cải thiện độ bóng như da thật theo thời gian sử dụng;
  • Không thể có vẻ đẹp tự nhiên như da cùng với một số hoa văn đặc trưng;
  • Tính chất đàn hồi hạn chế.

Tìm hiểu về độ bền của da tổng hợp

Trên thực tế, cả da thật – da tổng hợp đều trải qua quá trình xử lý hóa học nhằm tạo nên vật liệu để phục vụ trong ngành thời trang. Da tổng hợp sẽ có độ bền thua kém hơn so với da thật. Nhưng tùy từng loại da tổng hợp, nó sẽ có độ bền khác nhau. Chính điều này đã được giải thích bởi cấu trúc khác nhau dẫn đến những ưu, nhược điểm cũng như độ bền khác nhau.

do-ben-da-tong-hop
Độ bền da tổng hợp

1. Độ bền của da PU và microfiber

  • Độ bền cao nhất: da PU và microfiber sẽ có độ bền cao nhất trong số những loại da tổng hợp. Sản phẩm từ da PU và microfiber có thể dùng từ 4 – 5 năm, mà không phải lo lắng về những vấn đề như nổ da và bong tróc hay là nứt gãy.
  • Kết cấu vững chắc: loại da này có kết cấu vững chắc, sẽ giúp giữ lớp phủ bên trên bề mặt, tạo nên từng vân da đặc trưng. Do đó, sản phẩm làm từ da PU cũng rất tin cậy về độ bền.

2. Độ bền của da PU BOSS và Microfiber Pasa

  • Điểm nổi bật: Da PU BOSS và Microfiber Pasa sẽ có độ bền khá nổi bật. Đây chính là kết quả của quá trình nghiên cứu cũng như phát triển mới và được phần đông thị phần.
  • Ưu điểm đặc biệt: những dòng da này sẽ có độ dày tốt và có kết cấu rất chắc chắn. Không bám bụi, không thấm nước, chống xước, khó mài mòn. Vì vậy, nó dần thay thế cho một số các dòng da thật truyền thông khác.

3. Độ bền của Da Simili (PVC)

  • Độ bền thấp nhất: Da Simili hay PVC sẽ có độ bền thấp nhất, sẽ có tuổi thọ kéo dài tối đa khoảng 2 năm trước khi bắt đầu có dấu hiệu nứt gãy và bong tróc.
  • Lý do hỏng nhanh: lớp phủ tạo màu và vân da quá mỏng sẽ dẫn đến việc da nhanh chóng bị hỏng. Sản phẩm từ da Simili như giày dép da, áo da, hoặc là vỏ bọc sofa dễ bị bạc màu, bong tróc hoặc “nổ da”.
  • Giá thành: giá của da Simili thường sẽ khá rẻ, chỉ khoảng ⅓ – ⅕ so với giá của các dòng da tổng hợp khác.

Ứng dụng của da công nghiệp vào trong đời sống

Tiếp đến các chuyên gia thiết kế đồ trang trí nội thất UMA sẽ bật mí mọi người được biết về tính ứng dụng của da tổng hợp trong đời sống cụ thể như sau:

Ứng dụng trong ngành công nghiệp da

Da tổng hợp là gì? Da tổng hợp sẽ được dùng rộng rãi ở trong ngành công nghiệp da bởi nó hội tụ rất nhiều các ưu điểm như khả năng chống thấm nước, độ bền, tính đồng nhất cũng như khả năng tùy chỉnh màu sắc – hoa văn. Dưới đây sẽ là một số các ứng dụng phổ biến của loại da này trong ngành công nghiệp da cụ thể như sau:

ung-dung-cua-da-cong-nghiep
Ứng dụng của da công nghiệp

1. Sản xuất giày dép

Da tổng hợp được dùng rộng rãi ở trong ngành sản xuất giày dép. Được dùng làm chất liệu chính cho những loại giày công nghiệp, giày thể thao, giày dép hàng ngày. Dòng da này sẽ có độ bền cao, dễ dàng làm sạch và cũng có thể tùy chọn màu sắc và hoa văn.

2. Sản xuất túi xách và phụ kiện

Da tổng hợp cũng có khả năng chống thấm nước, điều này khiến cho loại da này trở thành một lựa chọn phổ biến cho những sản phẩm túi xách và phụ kiện hàng ngày.

3. Sản xuất đồ nội thất

Dòng da này được dùng để tiến hành sản xuất đồ nội thất như ghế ngồi, bàn làm việc, ghế sofa, sofa,… Sẽ mang đến cảm giác vô cùng sang trọng và phong phú; đa dạng về kiểu dáng cũng như màu sắc.

4. Sản xuất sản phẩm thời trang

Da tổng hợp dược dùng trong sản xuất những sản phẩm thời trang như váy, quần, áo khoác,… và một số những loại phụ kiện thể thao khác.

Ứng dụng trong ngành nội thất văn phòng

Ở trong ngành nội thất văn phòng, da tổng hợp sẽ được dùng rộng rãi nhằm tạo ra những sản phẩm bọc sofa, bàn làm việc, bọc ghế,… Dưới đây sẽ là một số các ứng dụng ở trong chuyên ngành nội thất văn phòng như sau: 

1. Ghế văn phòng

Da tổng hợp cũng được lựa chọn để bọc ghế văn phòng, gồm ghế xoay, ghế họp, ghế tiếp khách, ghế lãnh đạo. Loại da này cung cấp vẻ ngoài sang trọng và rất chuyên nghiệp cho ghế văn phòng. Đồng thời, sẽ bảo đảm được độ bền cũng như dễ dàng vệ sinh. Dòng da này có rất nhiều màu sắc, hoa văn nhằm phù hợp với rất nhiều các phong cách trang trí và thương hiệu của công ty.

2. Bàn làm việc

Da tổng hợp có thể sẽ tạo ra được vẻ ngoài hiện đại, chuyên nghiệp và sang trọng cho bàn làm việc. Bên cạnh đó, chất liệu này cũng phong phú; đa dạng về màu sắc và hoa văn. Sẽ cho phép tùy chọn phù hợp với phong cách cũng như thiết kế nội thất ở trong không gian làm việc.

3. Sofa tiếp khách

Da tổng hợp cũng được dùng để làm sofa tiếp khách ở trong ngành nội thất. Dòng da này sẽ có bề mặt không thấm nước và cũng rất dễ vệ sinh. Vì vậy, quá trình vệ sinh sofa trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

Chia sẻ mẹo làm sạch da tổng hợp hiệu quả nhất

Một trong số những sai lầm lớn nhất mà rất nhiều người mắc phải đó là mặc áo khoác da PU đến tiệm giặt khô là hơi. Vì áo khoác da PU làm từ chất dẻo, chất dẻo đặc biệt dễ bị nóng chảy dưới nhiệt độ cao.Vì vậy, việc giặt là khô sẽ dễ khiến cho chiếc áo bị hỏng.

Chuyên gia UMA VietNam sẽ bật mí cho mọi người được biết về một số những cách làm sạch áo khoác da PU hợp lý như như sau:

1. Sử dụng miếng vải mềm thấm nước

Đây được biết đến là cách làm sạch qua nếu như chiếc áo khoác bị bám bụi hoặc chất bẩn dễ tẩy rửa.

Chuẩn bị: 1 miếng vải sợi tổng hợp + nước.

Cách thức hiện:

  • Bước 1: nhúng miếng vải vào nước và vắt khô;
  • Bước 2: nhẹ nhàng lau sạch áo khoác;
  • Bước 3: treo lên móc hoặc là phơi lên cho khô.

2. Giặt tay

Đối với những chất bẩn khó làm sạch bằng cách lau bằng nước như ở trên, các bạn cần phải áp dụng cách giặt tay cho áo khoác.

Chuẩn bị: nước ấm, nước giặt, chậu nhỏ và miếng vải sạch.

Cách thức hiện: 

  • Bước 1: tiến hành hòa hỗn hợp nước ấm + nước giặt trong chậu nhỏ;
  • Bước 2: sử dụng miếng vải nhúng vào hỗn hợp và lau áo khoác;
  • Bước 3: treo lên móc hoặc là phơi lên cho khô.

3. Giặt máy

  • Trước khi cho áo khoác PU vào trong máy giặt, các bạn cần kiểm tra cẩn thận nhãn mác.
  • Nếu như nhãn mác hướng dẫn bạn chỉ nên giặt tay thì hãy cẩn thận.
  • Nếu không, các bạn có thể lựa chọn mức quay máy giặt nhẹ để giặt áo khoác da Pu là phù hợp nhất.

Lời kết

Với toàn bộ những chia sẻ ở trên chắc mọi người cũng đã hiểu rõ hơn về vải microfiber, da microfiber là như thế nào, da tổng hợp là gì. Để thu thập nhiều kiến thức hữu ích khác nữa các bạn hãy thường xuyên vào chuyên trang thông tin điện tử này để update mỗi ngày nhé!

Bài viết liên quan