Tự tay may những chiếc vỏ gối để sử dụng hay để dành tặng cho người thân là vô cùng ý nghĩa. Dưới đây sẽ là cách may gối ôm chất lượng được phía các chuyên gia hướng dẫn chi tiết từng bước một để mọi người dễ dàng thực hiện. Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
Chia sẻ cách tính vải chi tiết trong cách may vỏ gối ôm
Bước thứ nhất ở trong cách may vỏ gối vuông đó là mọi người cần phải lựa chọn được loại vải phù hợp với nhu cầu sử dụng của bản thân và những thành viên trong gia đình. Tiếp đến cần đo kỹ kích thước vải theo đúng thứ tự lần lượt với chiều dài nhân đôi, cộng thêm với phần vải dư khoảng tầm 20cm. Cuối cùng, cẩn thận cắt theo đúng với kích thước đã đo trước đó.
Lấy ví dụ: Tiến hành may vỏ gối cho ruột gối có kích thước 45x60m, khi đó chiều dài của vỏ gối sẽ là 65cmx2+20cm=150cm và nhớ cộng thêm 4cm, khi đó tổng chiều dài của tấm vải sẽ là 154cm. Chiều rộng của vỏ gối: 45cm + 2cm (phần thừa ra để khâu) = 47cm.
Hướng dẫn cách may vỏ gối ôm chuẩn nhất
Phía dưới đây các chuyên gia UMA VietNam chia sẻ cho mọi người được biết đến về những cách may vỏ gối ôm chuẩn nhất như sau:
Cách may gối ngủ cơ bản
Đối với phần vỏ gối cơ bản, rất dễ dàng để mọi người có thể tự may một sản phẩm dành riêng cho bản thân mình hoặc những thành viên ở trong gia đình. Nhằm tiến hành may được chiếc vỏ gối trọn vẹn, mọi người hãy tiến hành thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Lựa chọn vải
Vỏ gối thường sẽ được làm từ những loại vải nhằm mang đến cảm giác thoải mái cho làn da như sa tanh, cotton mềm, vải dệt kim, flannel. Bên cạnh đó, hãy lựa chọn được loại vải phù hợp với tone màu phù hợp trong không gian phòng ngủ, nhất là ga trải giường.
- Cần phải ghi nhớ lựa chọn loại vải có thể giặt được nếu như các bạn dùng gối để ngủ là chủ yếu.
- Còn nếu như vỏ gối với mục đích trang trí, loại vải các bạn lựa chọn không cần phải quá mềm hoặc là dễ giặt.
- Cần lựa chọn bất cứ loại vải nào bạn muốn nhằm bổ sung cho bảng màu ở trong phòng ngủ của bạn.
Bước 2: Tiến hành cắt vải theo đúng kích thước
Nhằm cắt vải theo kích thước và may thì trước tiên các bạn nên xác định kích thước vỏ gối mà các bạn cần là bao nhiêu. Những loại gối ở trên thị trường hiện nay sẽ có các kích thước phổ biến như sau:
- Vỏ gối dành cho trẻ em: kích thước gối tiêu chuẩn khoảng tầm 35x50cm, 20x45cm, hoặc 10x45cm tùy thuộc vào từng độ tuổi của trẻ.
- Vỏ gối dành cho người lớn: những kích thước tiêu chuẩn sẽ là 45x60cm hoặc 50x70cm.
Cách may vỏ gối ôm cơ bản đó là hãy dùng kéo hoặc là máy cắt để có thể cắt ra một mảnh có kích thước lớn hơn tầm khoảng 5 – 10cm về chiều ngang – chiều dọc theo đúng kích thước gối mà các bạn lựa chọn.
Lưu ý: Nếu như dùng loại vải có hoa văn thì cần phải cắt sao cho hoa văn được thẳng hàng.
Bước 3: Gấp gôi tấm vải
Hãy gấp đôi tấm vải theo mặt trái bên trong của vải để khi lộn vỏ ra thì hoa văn – họa tiết được thể hiện rõ ở mặt bên ngoài của vỏ gối.
Bước 4: Khâu vỏ gối
- Sử dụng máy khâu hoặc kim chỉ để khâu thẳng theo đúng chiều dài của vải. Lật vải và hãy tiếp tục khâu theo chiều ngang của vải. Khi đã hoàn tất, hãy lộn mặt phải của vải ra bên ngoài.
- Dùng chỉ phù hợp với vải hoặc chỉ tương phải nhằm tạo thêm một chút điểm nhấn vô cùng tinh tế.
- Nếu như các bạn khâu bằng tay thì hãy dành thời gian cũng như bảo đảm rằng đường may của bạn hoàn toàn thẳng. Mọi người có thể ghim vải bằng ghim thẳng nhằm định hình đường khâu nếu như cần.
Bước 5: Tạo viền gối
Hãy bắt đầu bằng cách gấp vải lại khoảng 1cm nhằm tạo được viền sau đó ủi vải nhằm tạo được nếp gấp. Gấp vải lại thêm lần nữa và lần này tạo viền 5cm. Ủi vải thêm một lần nữa và dùng máy may hoặc kim và chỉ để khâu xung quanh phần viền của vỏ gối để giữ nếp.
Bước 6: Trang trí vỏ gối
Mọi người có thêm ruy băng, en hoặc những đồ trang trí khác cho chiếc gối đã hoàn thành. Nên cân nhắc một dải ruy băng có màu sắc tương phải ở trên đường viền nhằm giấu đường khâu ở đó.
Hướng dẫn cách may vỏ gối ôm
Tiếp đến phía chuyên gia UMA nội thất sẽ bật mí cho mọi người được biết đến cách may vỏ gối ôm cụ thể như sau:
Bước 1: Chọn vải
Cũng tương tự với gối ngủ, chất liệu để may vỏ gối ôm cũng cần phải an toàn – mềm mại cho làn da, có thể màu sắc hài hòa với tone màu của chăn ga. Vải để tiến hành may vỏ gối ôm cần phải dễ giặt, bởi cần phải vệ sinh thường xuyên để tránh bụi bẩn cũng như vi khuẩn tích tụ.
Bước 2: Cắt theo kích thước
Nhằm xác định được kích thước vải cần để may vỏ gối ôm, các bạn có thể tham khảo như sau: Trong trường hợp gối ôm có kích thước 80 x 40cm, hãy cắt chiều dài là 80cm + 10cm rộng 2 đầu + 6cm nẹp luồn dây. Còn chiều rộng sẽ là 43cm và 2cm đường may. Vậy, tổng cộng kích thước của tấm vải mà các bạn cần cắt là 96x45cm.
Bước 3: Tiến hành may
- Đầu tiên gấp mặt vải sao cho mặt trái ra ngoài – mặt phải ở bên trong.
- May 02 đầu vỏ gối theo chiều dài tấm vải rồi gập 02 đầu vào khoảng 5cm để có chỗ để luồn dây.
- Sử dụng cây rạch khuy để rạch lỗ nhỏ ở phần đầu của vỏ gối để tiến hành luôn dây.
- Lộn vỏ gối ra phần mặt bên phải và hãy tiến hành lồng vào phần ruột của gối ôm bạn có sẵn.
- Hãy chuẩn bị một sợi dây dù hoặc dây vải chắc chắn cùng với chiếc kim băng để dễ dàng luồn qua lỗ nhỏ được để trống trước đó.
Bước 4: Hoàn thiện
Chỉ với 03 bước đơn giản ở trên là các bạn đã sở hữu được chiếc vỏ gối ôm hoàn hảo, vừa giúp tạo điểm nhấn ở trong không gian của phòng ngủ, vừa giúp cho chiếc gối ôm luôn bảo đảm vệ sinh nhờ vào phần vỏ gối ở bên ngoài.
Cách may vỏ gối chữ U
Tiếp đến UMA sẽ bật mí cho mọi người về cách may vỏ gối chữ U. Đây được biết đến là loại gối mà mọi người thường sử dụng để kê cổ, nhằm tạo được cảm giác thoải mái khi ngủ ở văn phòng hoặc những khi di chuyển đường dài ở trên xe hoặc ở trên máy bay.
Mẫu vỏ gối này tưởng sẽ phức tạp, nhưng những bước thực hiện may vỏ gối chữ U cũng đơn giản và mọi người có thể tự thực hiện ngay tại nhà.
Bước 1: Chuẩn bị vải
Cũng tương tự với cách may vỏ gối ôm và gối thủ, gối chữ U cũng tiếp xúc trực tiếp với làn da của bạn. Vì vậy, cần phải lựa chọn những loại vải mềm, tránh gây cọ xát làm tổn thương đến làn da. Tone màu vỏ gối hoàn toàn lựa chọn theo đúng sở thích của mình và những thành viên trong gia đình. Nếu như bạn có ý định tặng cho bạn bè hay người thân thì lựa chọn màu sắc phù hợp với người đó, hay những loại hoa văn phù hợp với các dịp lễ hội tương ứng.
Bước 2: Cắt vải theo kích thước
Đối với vỏ gối chữ U, các bạn không cần phải chừa vải cho đường may quá nhiều bởi gối ngủ hay gối ôm, chỉ cần dư ra khoảng 10 2cm là được. Tiếp đến, cần phải vẽ khuôn gối lên một tấm bìa hoặc tờ giấy trước, cắt 02 mảnh vải theo đúng kích thước khuôn đã vẽ sẵn.
Bước 3: Tiến hành may
- Dùng ghim cài hoặc kẹp vải nhằm cố định, may 02 miếng vải lại với nhau.
- Sử dụng kéo để bấm đường may sao cho sát cùng với đường chỉ, nhằm giúp cho vỏ gối khi lộn ra sẽ không bị quá căng.
- Khâu khóa ở trên vỏ gối bằng tay hoặc chân vịt để tra khóa.
- Tiếp đến lộn ngược vỏ gối lại và lồng ruột gối.
Bước 4: Hoàn thành
Vỏ gối chữ U cũng không quá phức tạp và rất phù hợp đối với những người mới học may. Hoặc muốn tự làm một thứ ý đấy ý nghĩa cho bản thân và những người xung quanh.
Cách may vỏ gối sofa, tựa lưng đơn giản
Để có thể tự may vỏ gối sofa hay gối tựa lưng mọi người hãy tiến hành thực hiện theo các bước cụ thể như sau:
* Chuẩn bị nguyên liệu
- Vải (chất liệu nào phù hợp nhất) để may vỏ gối.
- Bông gòn tự nhiên, bông gòn bi (bông hạt), hoặc bông giả lông vũ để làm phần ruột gối.
- Chuẩn bị các dụng cụ như thước đo, kéo, máy khâu, kim khâu, chỉ màu,…
* Các bước tiến hành thực hiện như sau:
- Bước 1: Tiến hành cắt vải theo kiểu dáng – kích thước gối tựa lưng mà bạn muốn. Tốt nhất nên đặt 02 miếng vải chồng lên để cắt sao cho bằng nhau. Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể cắt thành những hình dáng ngộ nghĩnh khác nhau.
- Bước 2: Đặt chồng 02 tấm vải lên nhau, từng mép vải phải đặt trùng nhau. Tiếp đến, may đường viền xung quanh. Lưu ý, hãy chừa một góc để nhồi bông vào trong.
- Bước 3: Lộn mặt phải của gối ra, ngồi bông hay những chất liệu ruột gối vào trong gối với lượng vừa đủ. Lưu ý, không được nhồi quá bởi sẽ gây cứng gối.
- Bước 4: Khâu kín khoảng trống còn lại bằng đường khâu lược hoặc khâu giấu chỉ. Như vậy, bạn đã hoàn thành ruột gối tựa lưng vô cùng xinh xắn. Bạn có thể may thêm chiếc vỏ gối xinh ở bên ngoài để dễ dàng vệ sinh và bảo quản ruột tốt hơn.
Nhưng nếu như các bạn không có nhiều thời gian để tự may gối sofa cho bộ bàn ghế sofa hay gối tựa lưng, thì có thể lựa chọn những loại vỏ gối hoặc ruột gối đã được may sẵn từ những thương hiệu uy tín để bảo đảm chất lượng cũng như tính thẩm mỹ cao và tiết kiệm được thời gian.
Chia sẻ cách lựa chọn vải tốt nhất để may vỏ gối
Không gì thoải mái nhất bằng việc nằm trên chiếc giường sau một ngày dài làm việc mệt mỏi. Một chiếc vỏ gối hoàn toàn có thể tạo nên được mức độ khác biệt đối với chất lượng giấc ngủ của bạn. Bởi vỏ gối sẽ chạm vào khuôn mặt của bạn, do đó các bạn cần phải cân nhắc rằng nó được làm từ những chất liệu mềm mại.
Đa số những chất liệu đều có rất nhiều các màu sắc khác nhau để phía người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn. Nhằm quyết định loại vải nào phù hợp nhất, mọi người cần phải cân nhắc chiếc gối nhỏ thử nghiệm và xem cảm giác như thế nào. Từng yếu tố quyết định đó chính là chi phí và cảm nhận của bạn đối với chất liệu đó. Dưới đây sẽ là những loại vải mà các bạn nên cân nhắc để tiến hành may vỏ gối như sau:
Vải cotton
Một trong số các chất liệu làm vỏ gối được yêu thích nhất hiện nay đó là vải cotton. Chất liệu vải này thấm hút mồ hôi tốt, mát mẻ, dễ giặt cũng như vệ sinh. Đặc biệt giá thành của loại vải này cũng khá là rẻ, mọi người hoàn toàn tìm thấy ở bất cứ cửa hàng vật liệu may mặc nào.
Dù là chất liệu được dùng nhiều nhất dành cho vỏ gối, nhưng vải cotton còn tồn tại một số nhược điểm. Bởi đặc tính thấm hút nên chất liệu này có thể hút ẩm ngược lại đối với làn da. Vì vậy, sẽ tạo nên từng nếp nhăn ở trên khuôn mặt sau một thời gian dài sử dụng. Bên cạnh đó, vật liệu này dễ bị co lại sau khi giặt hoặc độ bền cũng không quá cao.
Vải linen
Đây là sản phẩm tự nhiên và đạt chất lượng cao, hiện nay không còn tiến hành sản xuất với số lượng nhiều nữa. Vải linen nhẹ – thoáng khí – độ bền cao. Do đó, chất liệu vải này đã trở thành sự lựa chọn vô cùng lý tưởng cho bộ chăn ga gối trong những ngày hè nóng bức.
Nhưng hiện nay, vải linen có giá thành khá cao, vải khi mới dùng sẽ có cảm giác thô ráp nhưng sẽ mềm mại sau từng lần giặt.
Vải lụa
Là loại vải tự nhiên, vải lụa sẽ mang đến lợi ích làm đẹp cho làn da, không gây khô da và sẽ giữ ẩm cho làn da vào ban đêm. Có khả năng ít gây ra nếp nhăn hơn so với những loại vải khác ở trên thị trường hiện nay. Vải sẽ có độ thoáng khí cao, giúp ngăn tóc rối và tích điện trong suốt thời gian sử dụng. Đáng chú ý, vải lụa sẽ không gây dị ứng và phù hợp cho những ai có làn da nhạy cảm.
Không giống như những chất liệu may vỏ gối khác, vải lụa sẽ được bán theo trọng lượng và tùy thuộc vào từng loại lụa khác nhau. Vì vậy, vải lụa cũng khá đắt đỏ. Bên cạnh đó, việc giặt giũ cũng mất khá nhiều thời gian cũng như công sức mới hoàn thành được bởi phải giặt bằng tay.
Vải sa tin
Là chất liệu vải may vỏ gối sang trọng. Sa tin mềm mại và cũng rất tốt cho làn da của bạn. Nếu như các bạn đang tìm cách để cải thiện không chỉ đối với làn da mà còn đối với mái tóc, thì việc dùng chiếc vỏ gối sa tin sẽ giúp cho làn da cũng như mái tóc của bạn thêm mềm mại và mượt mà hơn. Ngoài ra, còn hỗ trợ phòng ngừa nếp nhăn hiệu quả.
Vải satin được làm từ những vật liệu tổng hợp không mấy thân thiện với môi trường và cũng không thể tự phân hủy được. Bên cạnh đó, vải khá dày dặn nên độ thoáng khí rất kém.
Lời kết
Trên đây là những cách may vỏ gối ôm được các chuyên gia UMA VietNam chia sẻ mọi người có thể tham khảo để bắt đầu quá trình học may, hoặc tự tay làm ra những món quà ý nghĩa cho bạn bè cũng như người thân của mình. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn trong cuộc sống hiện tại.