Cầu thang được biết đến là hạng mục quan trọng và được ví như là xương sống của ngôi nhà. Nhằm tránh phạm phải những điều kiêng kỵ, ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe – tài lộc – may mắn, gia chủ cần phải lưu ý đến từng nguyên tắc phong thuỷ cầu thang nhà ở. Chuyên gia Thiết kế Nội thất UMA chia sẻ cho mọi người được biết đến các nguyên tắc cũng như tầm quan trọng của cầu thang, hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
Tầm quan trọng của phong thuỷ cầu thang nhà ở
Hiện vấn đề về phong thủy đã và đang trở nên nên quen thuộc, đây cũng là nhu cầu thực tiễn trong xã hội, đối với thiết kế xây dựng nhà cửa thì vấn đề này càng được quan tâm hơn cả. Nhất là phong thuỷ cầu thang nhà ở chính là các yếu tố quan trọng cần phải quan tâm đến nhằm mang đến nhiều điều thịnh vượng – tốt lành cho gia chủ.
Cầu thang sẽ là nơi lưu thông vận khí lan tỏa khắp cả căn nhà, khi tiến hành thiết kế phong thủy cây đặt ở chân cầu thang gia chủ nên lưu ý đến vị trí – hướng – kiểu của cầu thang nhằm thu hút tài lộc – sức khỏe vào trong căn nhà. Tránh được những điều không may – xui xẻo cho cả gia đình.
Nguyên tắc cơ bản của phong thuỷ cầu thang nhà ở
Làm thế nào để tiến hành thiết kế phong thuỷ cầu thang nhà ở chuẩn, vừa có thể tránh ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của những thành viên ở trong gia đình – vừa thu hút tài lộc cũng như hạn chế được mức độ hao hụt tài sản cũng là điều mà không ít người quan tâm đến. Do đó, chuyên gia Nội Thất UMA sẽ bật mí một số các nguyên tắc chính trong quá trình thiết kế vị trí đặt cầu thang hợp phong thủy như sau:

Tránh dùng cầu thang hình xoắn quanh cột
Cầu thang hình xoắn quanh cột là một trong số các mẫu kiến trúc vô cùng độc đáo. Trong phong thủy thì cầu thang sẽ tạo được luồng khí xoắn quanh cây cột, dương khí bị xoắn gây ảnh hưởng đến gia chủ, nhất là nam giới ở trong gia đình.
Vị trí xoắn của cầu thang nằm gần với khu vực gần với phòng ngủ hoặc là không gian phòng làm việc của gia chủ sẽ mang hung khí của gia chủ càng cao.
Nên tránh đặt cầu thang ở giữa nhà
Đặt cầu thang ở giữa nhà chính là điều cấm kỵ trong phong thuỷ cầu thang nhà ở nói riêng và phong thủy nhà ở nói chung. Vì theo như trong yếu tố phong thủy sẽ được phân chia thành 9 cung, phần ở giữa nhà sẽ là trung tâm.
Do đó, theo quan niệm ở trong ngũ hành thì trung cung sẽ thuộc vào hành Thổ khắc với cầu thang (hành Mộc). Vì vậy, mọi người cần phải chú ý đến điều này, bởi sẽ giúp cho gia chủ tránh được những điều rủi ro cho gia đình.
Không xây bậc cầu thang hở
Khi dùng bậc cầu thang lên xuống hở thì sẽ không thoát khí và bảo đảm được tính chứa – dẫn khí trong phong thủy cây đặt ở chân cầu thang. Bất cứ cầu thang nào đi chăng nữa thì thành câu thang đều được xử lý kiên cố – che chắn tránh được nguy hiểm. Trong trường hợp cầu thang không có thành chắc chắn sẽ dễ thoát khí ra bên ngoài và sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều yếu tố liên quan đến phong thủy.
Bên cạnh đó, số bậc cầu thang cũng là yếu tố quan trọng ở trong vị trí đặt cầu thang hợp phong thủy.
Không xây nhà vệ sinh ở dưới gầm cầu thang
Nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang nhà ống sẽ ảnh hưởng trực tiếp cũng như làm giảm vượng khí vào trong nhà. Do đó, khi xây dựng cầu thang thì gia chủ hãy tránh bố trí nhà vệ sinh dưới chân cầu thang. Như vậy, sẽ hút vượng khí cũng như tránh luồng khí xấu vào trong nhà.
Theo như trong phong thủy, nhà vệ sinh thường sử dụng để trấn yểm từng luồng khí xấu như Thiên hình, Đại sát,… Do đó, mỗi gia đình đều rất ít xây cầu thang tại vị trí như nhà vệ sinh.
Vị trí đặt cầu thang hợp phong thủy
Cầu thang thông thường sẽ được bố trí như sau:
- Nếu như ở tầng 1 thì cầu thang nên được tiến hành bố trí ở phía đầu hành lang;
- Nếu ở tầng 2, 3 thì bố trí ở phía cuối hành lang;
- Nếu như đặt cầu thang tại vị trí khách mà không theo phong thủy sẽ ảnh hưởng lớn đến mức độ lưu thông giữa từng tầng với nhau. Do đó, mọi người cần phải chú ý đến từng vị trí phù hợp sẽ mang đến vượng khí tốt cho gia đình của mọi người.
>>> Phong thủy cầu thang chính là phần quan trọng trong phong thủy nhà ở, sẽ giúp cho gia chủ mang đến tài vận – may mắn cho cả gia đình.
Thiết kế phong thuỷ cầu thang nhà ở chuẩn nhất hiện nay

Nhằm cung cấp luồng sinh khí tốt – lưu thông được thuận lợi ở trong nhà để mang sức khỏe – tài lộc, gia chủ có thể tiến hành thiết kế phong thuỷ cầu thang nhà ở như sau:
- Hãy đặt cầu thang ở nơi thoáng đãng – sáng sủa – dồi dào sinh khí;
- Để giúp cho dòng khí lưu thông tốt giữa từng nên thiết kế từng khúc nghỉ sẽ có mức độ uốn cong nhẹ;
- Xây dựng kết cấu cầu thang thật vững chắc;
- Cầu thang cần có tay vịn nhằm bảo đảm được mức độ an toàn khi di chuyển;
- Cầu thang nên lắp đặt thêm đèn nhằm bảo đảm được độ sáng;
- Cần tính toán số bậc cầu thang theo đúng chuẩn phong thủy;
- Đặt cầu thang ở những cung như: Âm Quý nhân, Thiên lộc, Thiên mã, Đào hoa,…
Kích thước phong thuỷ cầu thang nhà ở tiêu chuẩn hiện nay
Tiếp đến phía các chuyên gia UMA Nội Thất sẽ bật mí cho mọi người được biết đến kích thước phong thuỷ cầu thang nhà ở tiêu chuẩn hiện nay như sau:

Chiều cao cầu thang
Tùy thuộc vào chiều cao của ngôi nhà mọi người nên tiến hành thiết kế chiều cao cầu thang sao cho cân đối. Mỗi tầng có thể sẽ có độ cao khác nhau, nên kích thước của cầu thang cũng sẽ khác nhau trong cùng một nhà.
Lấy ví dụ minh họa: tầng trệt cao 3,5m thì cầu thang khi đó cũng sẽ cao tầm 3.5m. Thường chiều cao theo tiêu chuẩn của cầu thang sẽ là 3.6m với số bậc là từ 19-24 bậc và cũng tùy vào độ dài của bậc.
Chiều rộng của cầu thang
Chiều rộng của cầu thang cũng là vấn đề được nhiều gia chủ quan tâm đến. Chiều rộng cầu thang không nên để quá lớn, bởi sẽ chiếm hết diện tích và cũng không đẹp mắt, chiều rộng cũng không quá nhỏ bởi sẽ cản trở việc di chuyển đi lại.
Để giúp cho một người có thể đi lại được thoải mái nhất – thuận tiện trong việc vác đồ, di chuyển đồ đạc từ tầng này lên tầng kia thì chiều rộng của thân cầu thang của ngôi nhà phải đạt tầm khoảng 90cm.
Đối với các căn nhà có diện tích hạn chế hoặc gia chủ muốn dành nhiều không gian hơn thì chiều rộng nên có số đo tối ưu là 60cm.
Độ cao của bậc cầu thang
Độ cao của bậc cầu thang cũng là thông số mà mọi người cần phải lưu ý đến, bởi không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của cầu thanh mà còn có mức độ tác động không hề nhỏ trong suốt quá trình vận động lên xuống của những thành viên ở trong gia đình.
Chiều cao của bậc cầu thang nếu như quá cao sẽ khiến cho mọi người cảm thấy mệt mỏi, căng cơ khi leo lên, hay thậm chí sẽ khiến cho trẻ nhỏ – người già dễ bị trượt ngã.
Do đó, size chiều cao tiêu chuẩn của bậc cầu thang chỉ tầm khoảng từ 15 – 18cm. Không nên để cho bậc cầu thang cao trên 18cm.
Chiều rộng của bậc cầu thang
Đây chính là diện tiếp xúc của bàn chân cùng với cầu thang. Tương tự với những size của cầu thang thì thông số này cũng là một trong số cần phải lưu ý đến. Chiều rộng của bậc cầu thang sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chiều dài cầu thang – độ dốc của thang.
Theo đó, chuyên gia UMA VietNam chia sẻ, chiều rộng của bậc cầu thang tối thiểu sẽ là 25cm, tương đương với bước chân người trưởng thành và tối đa sẽ là 30cm. Không nên ở dưới 25cm bởi những thành viên ở trong gia đình sẽ dễ bị bước hụt.
Độ dốc của cầu thang
Độ dốc của cầu thang sẽ được tiến hành thiết kế phụ thuộc dựa vào tỷ lệ chiều cao – chiều rộng của bậc thang. Lấy ví dụ: Thường thì những hộ gia đình, chiều cao của bậc cầu thang là 140 – 200mm, theo đó độ dốc của cầu thang rơi vào khoảng 20 – 45 độ.
Còn độ dốc chủ yếu từ khoảng 33 – 36 độ là hợp thẩm mỹ – an toàn đối với người dùng.
Chiều cao của tay vịn – lan can
Theo kiến trúc nhà ở dân dụng, kích thước chiều cao của lan can tính từ trung tâm của phần mặt cầu thang lên mặt trên của tay vịn tầm khoảng 1.1m. Chiều cao của lan can có thể sẽ được thay đổi sao cho phù hợp với từng mẫu thiết kế, nhưng không để thấp hơn 90cm bởi yếu tố an toàn.
Phần diện tích của chiếu nghỉ
Nhằm tránh bị mất sức trong suốt quá trình di chuyển lên trên cao, mọi người nên bố trí chiếu nghỉ đặc biệt đó là các mẫu cầu thang gấp khúc. Cứ 11 bậc thang nên thiết kế 1 chiếu nghỉ. Độ rộng của chiếu nghỉ thương tầm khoảng 90cm, độ rộng của chiếu nghỉ không được phép nhỏ hơn chiều rộng của thân thang – tối thiểu là 60cm.
Gờ của mặt bậc
Gờ của mặt bậc chính là phần chìa ra của từng bậc thang. Đây có thể là thông số phụ và thường hay bị bỏ qua, tuy nhiên nó lại có công dụng rất lớn đến tính thẩm mỹ của cầu thang. Size gờ của mặt bậc thang không hợp lý sẽ dễ dàng khiến cầu thang bị thô xấu. Độ nhô ra hợp lý cho bộ phận này đó là 2cm.
Chia sẻ vị trí đặt phong thuỷ cầu thang nhà ở
Vị trí đặt cầu thang hợp phong thủy sao cho phù hợp và chuẩn phong thủy chính là yếu tố quan trọng được gia chủ quan tâm đến. Ngoài kích thước cầu thang tiêu chuẩn trước khi tiến hành thiết kế – thi công trong tổng thể kiến trúc của căn nhà.

Cầu thang luôn được ví như là xương sống của căn nhà, đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn luồng khí từ tầng 1 lên đến những tầng trên. Vì vậy, vị trí của cầu thang cũng cần phải lưu ý đến, để mang đến vượng khí cho gia chủ.
- Cầu thang không được đặt ở giữa nhà, nếu như thế sẽ phạm vào vị trí Trung cung, nên đặt ở giữa bên trái hoặc là phải của căn nhà;
- Cầu thang không nên thiết kế đối diện với cửa chính;
- Tránh đặt giường ngủ hoặc phòng làm việc ở dưới gầm cầu thang;
- Cầu thang không được thiết kế đối diện với nhà bếp – cửa nhà vệ sinh ở bất cứ tầng nào;
- Cần phải lưu ý không để dầm ngang (xà nhà) đè lên cầu thang;
- Cần phải đặt cầu thang ở vị trí thoáng, sinh khí luôn dồi dào ở trong nhà và đi từ hướng tốt lên, bảo đảm từng tầng trên đều thu được vượng khí.
Cách chọn vật liệu phong thuỷ cầu thang nhà ở
Chọn chất liệu cho phong thuỷ cầu thang nhà ở cần phải tuân thủ theo đúng nguyên tắc “ÂM thuận tòng dương”, nghĩa là cân bằng giữa yếu tố âm (mệnh của gia chủ) và dương (chất liệu của bậc cầu thang). Dưới đây các chuyên gia UMA Nội Thất chia sẻ cho mọi người về một số các lời khuyên cụ thể cho từng mệnh như sau:

1. Gia chủ thuộc mệnh Kim
- Tránh lựa chọn chất liệu đại diện cho hành Thủy – Mộc như gỗ;
- Nên chọn kim loại như đá sáng màu hoặc là sắt. Sắt – đá thường được xem là những chất liệu có tính chất dương, luôn bền bỉ – mạnh mẽ và phản ánh tốt mức độ mạnh mẽ của hành Kim.
2. Gia chủ thuộc mệnh Mộc
- Gỗ chính là chất liệu phù hợp cho gia chủ mệnh Mộc;
- Mọi người hãy chọn ốp gỗ lên bậc cầu thang hoặc là bậc thang bằng đá và tay vịn hoàn toàn bằng gỗ nhằm tạo được mức độ cân bằng – hài hòa với bản mệnh của mình;
3. Gia chủ thuộc mệnh Thủy
- Kính chính là chất liệu đại diện cho hành Thủy;
- Nhưng dùng kính để làm bậc thang cũng có thể gây cảm giác lo sợ cho người dùng. Do đó, tốt nhất hãy cùng kín để làm lan can cầu thang, nhằm tạo được mức độ an toàn – hài hòa với cung mệnh của gia chủ mệnh Thủy.
4. Gia chủ thuộc mệnh Hỏa
- Gia chủ thuộc mệnh Hỏa có thể bổ sung chất liệu cho bậc cầu thang thông qua cách trang trí màu sắc thiên về hành Hỏa như màu cam, đỏ, tím nhằm gia tăng mức độ linh hoạt và năng động.
5. Gia chủ thuộc mệnh Thổ
- Chất liệu đại diện cho hành Thổ đó là những chất liệu tự nhiên như gốm, gạch, sứ. đá ốp lát. Mọi người cũng có thể chọn những vật liệu này nhằm tạo được mức độ ổn định – cân bằng với bản mệnh của mình.
Lựa chọn tone màu phong thuỷ cầu thang nhà ở
Chọn tone màu cho cầu thang trong thiết kế nội thất cũng đóng vai trò quan trọng đặc biệt, nhất là khi áp dụng trong phong thủy. Phía dưới đây các chuyên gia Nội Thất UMA sẽ chỉ cho mọi người về cách lựa chọn tone màu sao cho phù hợp với từng bản mệnh, cụ thể:
- Mệnh Kim: trắng – bạc – xám chính là các tone màu phù hợp. Cùng có thể lựa chọn những tone màu thuộc mệnh Thổ như nâu – vàng nhạt để có thể tạo được mức độ sang trọng và ổn định.
- Mệnh Mộc: màu cẩm thạch, xanh lá cũng là sự lựa chọn tốt nhất. Cũng có thể dùng những tone màu thuộc mệnh Thủy như xanh da trời – xanh dưng nhằm tạo được mức độ bình yên và tươi mới.
- Mệnh Hỏa: màu xanh lá cây, xanh rêu, cam, đỏ cũng là những tone màu phù hợp. Tránh dùng những tone màu thuộc mệnh Thủy bởi sẽ khiến cho không gian làm giảm đi sức mạnh của mệnh Hỏa.
- Mệnh Thủy: xanh dương, xanh da trời chính là sự lựa chọn phù hợp nhất. Mọi người có thể dùng những tone màu thuộc mệnh Kim như trắng, bạc, xám nhằm tạo được mức độ thanh lịch – tinh tế.
- Mệnh Thổ: nâu – vàng nhạt – nâu đất chính là tone màu phù hợp. Cũng có thể dùng những tone màu thuộc mệnh Hỏa như tím – đỏ nhằm tạo được điểm nhấn và mức độ năng động.
Bên cạnh đó, khi chọn màu sắc, mọi người nên lưu ý lựa chọn các tone màu phù hợp với tổng thể của căn nhà, tránh dùng những tone màu tối và u ám như màu đen nhằm không khiến cho không gian trở nên tối tăm – không được thoải mái.
Những lưu ý quan trọng trong phong thuỷ cầu thang nhà ở

Dưới đây các chuyên gia Nội Thất UMA sẽ bật mí cho mọi người được biết đến về một số những lưu ý quan trọng trong phong thuỷ cầu thang nhà ở như sau:
- Tránh việc xây dựng cầu thang quá dài từ tầng này cho đến tầng khác, cầu thang càng dài thì khí càng yếu.
- Hành lang hay bậc chiếu nghỉ có liên quan đến cầu thang phải có gờ bao phía tay vịn nhằm tránh thoái khí.
- Bậc cầu thang không nên bị lõm hoặc hở, vì có thể sẽ ảnh hưởng đến việc tích lũy sinh khí cũng như của cải của gia đình.
- Không đặt cầu thang từ phía sau nhà đi lên, vì khí trong nhà đi từ ngoài vào và thoái ở phía sau. Trong trường hợp cầu thang từ phía sau nhà lên những tầng trên sẽ lần lượt suy khí, những thành viên sống ở trong nhà sẽ suy giảm sức khỏe – tài lộc, hay thậm chí dương khí suy kiệt nặng – âm khí vượng dễ mắc những căn bệnh hoang tưởng – thần kinh.
- Cầu thang nên dùng vật liệu có độ vững chắc như bê tông cốt thép, kim loại hoặc là gỗ cứng. Tuyệt đối không dùng cầu thang kẽo kẹt – lan can cầu thang bị lung lay, bởi vừa không an toàn – vừa không ổn định về mặt phong thủy.
- Không nên đặt yếu tố nước (non bộ) hoặc là nhà vệ sinh ở dưới chân cầu thang vì sẽ cản trở đi mức độ thành công – giảm may mắn cho gia đình.
- 2 bên bậc cầu thang cần phải được che chắn, nhằm bảo đảm an toàn – bảo đảm tính thẩm mỹ chung cũng như mức độ cân đối.
Một số lỗi phong thuỷ cầu thang nhà ở thường gặp
Trong suốt quá trình xây dựng, lỗi phong thủy cây đặt ở chân cầu thang không phải điều hiếm gặp. Một số các sai sót thường thấy khi thiết kế vị trí đặt cầu thang hợp phong thủy được chuyên gia UMA VietNam chia sẻ như sau:
- Thiết kế cầu thang mây, nghĩa là giữa từng bậc có khoảng trống để giúp cho không gian giữa từng bậc cầu thang luôn được thông thoáng.
- Lựa chọn cầu thang xoắn nhằm tiết kiệm được diện tích của nhà ở.
- Vì muốn được tiết kiệm diện tích, ở dưới gầm cầu thang sẽ luôn được tận dụng để làm nhà vệ sinh.
- Độ dốc của cầu thang tương đối lớn, độ rộng từng bậc nhỏ khiến cho việc di chuyển trở nên khó khăn hơn.
Giải pháp hóa giải lỗi phong thủy cầu thang nhà ở
Trong một số trường hợp bắt buộc, gia đình cần phải lựa chọn kiểu dáng cũng như chất liệu và vị trí phạm vào quan niệm phong thủy. Khi đó, các biện pháp hóa giải cần được áp dụng cụ thể như sau:
1. Dùng bể cá để ở dưới gầm cầu thang
Thiết kế bể cá ở dưới gầm cầu thang được xem là cách bố trí cầu thang vừa mang tính thẩm mỹ – vừa cải thiện được vận khí. Mọi người có thể làm tiểu cảnh nước hoặc có thể đặt bể cá với kích thước phù hợp tùy vào diện tích của căn nhà.
2. Bố trí lồng đèn hoặc chuông gió ở trước cửa chính
Chuông gió – lồng đèn chính là các vật giúp xua đuổi đi những luồng khí không được tốt. Các đồ vật này còn cung cấp thêm nguồn ánh sáng, nhằm cân bằng năng lượng cho phong thuỷ cầu thang nhà ở.
3. Đặt tranh vẽ ở dưới gầm cầu thang
Đặt tranh treo hoặc vẽ tranh dưới chân cầu thang cũng chính là giải pháp làm cầu thang hút tài lộc hiện được nhiều gia đình áp dụng. Những bức tranh thường được vẽ như cảnh nước non, hoa sen với đầy sinh khí tốt.
Kết luận
UMA VietNam đã chia sẻ đến cho mọi người được biết đến các yếu tố có liên quan đến phong thuỷ cầu thang nhà ở như vị trí, kích thước, màu sắc, hướng,… Với toàn bộ các kiến thức thực tế ở trên, mọi người cũng có thể tự đánh giá được mức độ phù hợp trong yếu tố ngũ hành của hạng mục ở gia đình. Mọi người hãy liên hệ đến với các đơn vị chuyên thiết kế – thi công nội thất công trình chất lượng cao, để được hỗ trợ tư vấn cụ thể trước khi có ý định thiết kế cầu thang.