Phong thủy nhà đất ở là gì? Khái niệm này được rất nhiều người quan tâm và tìm hiểu ở trên các diễn đàn khác nhau. Rất nhiều người thường quan niệm, phong thủy nhà đất ở đẹp sẽ thu hút tài lộc – may mắn – gia chủ thường áp dụng nhằm lựa chọn cho căn nhà phù hợp với mình. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mọi người hãy cùng theo chân các chuyên gia UMA VietNam để tìm hiểu rõ nhé!
Phong thuỷ nhà đất ở là như thế nào?

Theo các chuyên gia phong thủy nhà đất ở, đất đẹp chính là các mảnh đất nằm tại vị trí long mạch. Đất đẹp chính là nơi hội tụ, giao lưu giữa từng hướng đất long mạch. Nơi đây sẽ có những đặc điểm nhận dạng như sau:
-
- Xung quanh đất có cây cối tươi tốt: đây chính là biểu hiện cho vượng khí tốt và cũng như là nơi để xây dựng công trình. Nếu như đất không mọc gì, khô cằn thì thể hiện cho vượng khí không tốt.
- Đất gần với sông suối – hồ nước: đối với các mảnh đất có vị trí gần với hồ nước sẽ được xem là nơi tích tụ nguồn khí tốt, nhằm giúp cho con người được khỏe mạnh – tỉnh táo. Bên cạnh đó, những ngôi nhà tại vị trí này còn mang đến ý nghĩa phong thủy tụ tài – tích tụ vượng khí tốt.
- Nên tránh những mảnh đất, ngôi nhà xung quanh có cây cỏ khô héo, quặt quẹo và phát triển kém.
- Phong thuỷ nhà đất ở tốt cần phải bảo đảm hợp mệnh với gia chủ, nhằm giúp tập trung nhiều nguồn tài lộc về sau.
- Mảnh đất có khí tốt chính là mảnh đất có môi trường trong sạch và không bị ô nhiễm.
Cách nhận biết phong thủy đất ở đẹp
Phía dưới đây các chuyên gia UMA VietNam chia sẻ đến cho gia chủ về một số những cách nhận biết phong thuỷ nhà đất ở đẹp cụ thể như sau:

Đất tụ khí
Chính là mảnh đất đẹp trong phong thủy. Vì đây chính là thế đất phát vương, nhằm lưu giữ những điều may mắn, tài vận – vượng khí cho gia đình. Đây chính là mảnh đất có phía trước thấp, còn ở phía sau cao hơn, phía trước rộng nhằm thu hút. Còn ở 2 bên tạo hình vòng cung như 2 cánh tay nhằm bao bọc dòng khí vào trong ngôi nhà.
Đất tụ khí sẽ thể hiện dòng khí dễ tụ vào trong nhà, để giúp cho con đường sự nghiệp phát triển – thuận lợi trên con đường làm ăn.
Thế phong thuỷ đất ở đẹp còn được gọi là có:
- Thanh long bên trái – hướng từ bên trong nhìn ra ngoài (có nguồn nước, dòng chảy,…);
- Bạch hổ bên phải – hướng từ trong nhìn ra bên ngoài (có đất cao, đường cái, cây to,…);
- Huyền vũ phía sau (sẽ có núi cao, gò đất, nhà cao tầng,…);
- Chu tước phía trước (sẽ có khoảng trước nghĩa minh đường rộng thoáng, thấp);
- Minh đường (là nơi từng dòng chảy hướng về) cảng rộng thì càng dễ tụ khí. Ở phía trước miếng đất/ ngôi nhà sẽ có phong cảnh hữu tính, núi thấp phía trước cũng được xem là bảo địa.
Thế đất thuận cung
Chính là thế đất sẽ có hình dáng uốn lượn vòng cung, được xem là một trong số các vị dụ về phong thủy đất ở đẹp. Thế đất này sẽ được ví như người mẹ chở che – bao bọc đứa con của chính mình. Thế đất thuận cung sẽ được xem là có quý nhân phù trợ, sẽ là nơi hội tụ vượng khí rất tốt về mặt phong thủy.
Thế đất Nguyệt Mi Thủy
Chính là thế đất có dòng nước uốn quanh hơi cong. Nghĩa là từng thế đất gần sông hồ uốn cong. Đây ở trong vị trí này sẽ được xem là vượng khí, tài khí tốt cho sinh sống cũng như kinh doanh.
Phong thủy đất ở đẹp theo hình dáng
Khi tiến hành xem các thế phong thuỷ nhà đất ở đẹp, mọi người có thể tham khảo một số các thế đất đẹp được chuyên gia UMA Nội Thất chia sẻ như sau:

1. Mảnh đất hình vuông
Đối với hình vuông đại diện cho đất có khả năng lưu chuyển tự do không bị cản trở. Khi tiến hành xây dựng, gia chủ nên xây ở chính giữa mảnh đất nhằm giúp khí tốt lưu thông quanh khu vực nhà và sẽ mang đến may mắn cho gia chủ.
2. Mảnh đất hình chữ nhật
Với mảnh đất hình chữ nhật sẽ hỗ trợ lưu chuyển cũng như tích tụ khí tốt. Đây sẽ là hình dáng đất rất tốt cho việc tích tụ tài vận.
3. Mảnh đất hình thang nở hậu
Mọi người có thể mua mảnh đất hình thang nở hậu? Cũng có rất nhiều người tự đặt ra câu hỏi đất hình thang có thực sự tốt không? Trên thực tế, đất này sẽ đại diện cho việc tích tụ luồng khí tốt. Theo như những nghiên cứu về trường khí, đất nở hậu chính là đất có phía trước hẹp – sau rộng. Loại đất nở hậu sẽ giúp tích tụ khí lại phía sau nhiều hơn và mang đến phong thủy tốt cho gia chủ.
4. Tránh các mảnh đất hình thang thóp hậu
Nghĩa là đất phía trước rộng – sau hẹp. Đối với loại đất này được đánh giá là nội khí bên trong sẽ dễ bị phát tán ra bên ngoài – khí tốt không được hội tụ được. Nếu như càng đi vào thì càng bị thu hẹp dần và có cảm giác bị tù túng – khí chịu khi xây dựng nhà. Đồng thời, việc sắp xếp đồ đạc – nội thất cũng trở nên khó khăn và rất bất tiện.
5. Tránh mảnh đất có hình tam giác
Cũng có rất nhiều người thắc mắc mảnh đất hình tam giác có nên mua không, câu trả lời là không. Vì mảnh đất hình tam giác được xem là hình dạng xấu nhất ở trong phong thủy. Mảnh đất này dễ khiến cho gia chủ mất đi phương hướng – khí khó lưu chuyển quanh khu vực nhà.
Tìm hiểu nguyên tắc phong thuỷ nhà đất ở
Khi mọi người đã nắm rõ được từng nguyên tắc xem phong thuỷ đất ở theo tuổi được chuyên gia Nội Thất UMA chia sẻ, khi đó mọi người sẽ đưa ra được quyết định chính xác trước khi mua cũng như trang trí nhà cửa. Gia đạo cũng nhờ vậy mà luôn được thịnh vượng – bình an – tài lộc luôn dồi dào:

Phong thuỷ nhà đất ở theo tuổi
Rất nhiều người thường nhầm lẫn hướng đất – hướng nhà là một, nhưng thực chất đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Cụ thể, hướng nhà sẽ được xác định là đường nối từ “tâm nhà” đến nơi đặt cửa chính của nhà (lối đi lại thường xuyên nhất).
Hướng nhà trong phong thủy nhà đất theo tuổi được xác định dựa trên cung mệnh của gia chủ. Cụ thể, Bát Trạch chia cung mệnh thành 2 nhóm: Đông Tứ Mệnh – Tây Tứ Mệnh.
Theo như trong phong thủy học, người thuộc mệnh nào thì hướng nhà theo đúng mệnh đó. Người Đông Tứ Mệnh xây nhà theo hướng Đông Tứ Trạch, người Tây Tứ Mệnh xây nhà theo hướng Tây Tứ Trạch sẽ gặp được nhiều vận may. Cụ thể như sau:
- Người Đông Tứ Mệnh tốt nhất hãy quay nhà theo hướng Đông – Nam – Bắc – Đông Nam;
- Người Tây Tứ Mệnh hãy quay nhà theo hướng Tây, Đông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc.
Gia chủ cũng có thể dựa vào cách tính toán đơn giản dưới đây nhằm xác định bản thân mình đang thuộc Đông Tứ Mệnh hay là Tây Tứ Mệnh:
Bước 1: Xác định chính xác năm sinh âm lịch của gia chủ trong căn nhà.
Ví dụ: 1996.
Bước 2: Cộng toàn bộ các chữ số trong năm sinh lại, tiếp tục cộng cho đến khi còn 1 chữ số.
Ví dụ: 1996 = 1 + 9 + 9 + 6 = 25 = 2 + 5 = 7
Bước 3: Lấy số vừa mới tìm được, đối chiếu với kết quả sau.
- Chủ nhà là nữ giới: số vừa mới tìm được sẽ thuộc 5, 6, 8 hoặc 9 thì thuộc Đông Tứ Mệnh, các con số còn lại là Tây Tứ Mệnh;
- Chủ nhà là nam giới: số vừa tìm được thuộc 1, 2, 7 hoặc 8 thì thuộc Đông Tứ Mệnh, các con số còn lại là Tây Tứ Mệnh.
- Đối chiếu với bảng ở trên, nữa sinh năm 1996 thuộc vào Tây tứ mệnh, người nam thuộc Đông Tứ Mệnh.
Phong thủy cửa chính theo tuổi
Tương tự với hướng nhà, hướng cửa cũng được xác định là đường đi từ “tâm nhà” hướng đến tâm giữa cửa chính (cửa được sử dụng để đi lại nhiều nhất). Lấy ví dụ: một căn nhà có 4 cánh nhưng đa phần thời gian mọi người chỉ mở 2 cánh thì tâm cửa sẽ bị dịch chuyển về giữa 2 cánh cửa đó.
Theo phía các chuyên gia, hướng cửa – hướng nhà có thể sẽ đặt trùng nhau hoặc là khác nhau tùy theo cách sắp xếp. Bên cạnh đó, tốt nhất cần thiết kế trùng nhau để phong thuỷ nhà đất ở theo tuổi được lý tưởng nhất.
Phong thủy cổng nhà theo tuổi
Đường thẳng sẽ được nối từ “tâm đất” cho đến “tâm cổng chính”, sẽ được xác định là hướng của cổng chính. Vị trí đặt cổng cần được ưu tiên đón nắng, nguồn gió tự nhiên sẽ mang đến nguồn sinh khí đến ngôi nhà.
Phong thuỷ nhà đất ở theo tuổi cho rằng, nếu như phía bên phải nhà (Bạch Hổ) cao hơn phía bên trái (Thanh Long) thì cần phải bố trí cổng nghiêng về bên trái, ngụ ý “Thanh Long nghênh thủy” và ngược lại. Còn nếu như địa thế ở bên cân bằng thì hãy đặt cổng ở giữa nhà là phù hợp nhất.
Đối với hướng đặt phong thủy ngũ hành sẽ phân chia thành 5 yếu tố cơ bản như sau: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Sẽ tương ứng với mỗi năm sinh sẽ có một ngũ hành khác nhau. Gia chủ căn cứ theo mệnh đó để đặt hướng mở cổng:
STT | Mệnh | Hướng cổng nên đặt | Hướng cổng nên tránh |
1 | Kim | Đông Bắc, Tây Nam | Nam |
2 | Mộc | Bắc | Tây, Tây Bắc |
3 | Thủy | Tây, Tây Bắc | Đông Bắc, Tây Nam |
4 | Hỏa | Đông, Đông Nam | Bắc |
5 | Thổ | Nam | Đông, Đông Nam |
Vị trí những phòng trong nhà theo chuẩn phong thủy
Có thể phân chia khu vực ở trong nhà thành 2 loại: không gian riêng tư (phòng ngủ, WC,…) và không gian chung (phòng ăn, phòng khách, phòng bếp,…).
Từng không gian cần được phân chia một cách hợp lý – khoa học – không ảnh hưởng đến nhau. Nhất là phải dành ưu tiên tối đa cho việc thông gió, lấy nguồn ánh sáng tự nhiên và mang đến một không gian trong lành và thoáng đãng. Đây chính là điều mà bạn nhất định cần phải lưu tâm để giúp cho phong thuỷ đất ở theo tuổi được tốt nhất.
- Phòng khách: tốt nhất hãy dành vị trí trung tâm căn nhà (trung cung), nối liền cửa chính để đặt phòng khách. Như thế mới có thể hội tụ được linh khí, mang đến tài lộc cũng như hạnh phúc cho gia đình.
- Phòng bếp: chính là vị trí thứ yếu ở trong nhà, rất kiêng kỵ khi đặt ở vị trí trung tâm hoặc những nơi trang trọng. Nhà bếp lộ liễu sẽ khiến cho tài lộc – may mắn bị thất thoát ra bên ngoài. Khu vực này cần được thiết kế gần với những nơi có nguồn nước nhằm bảo đảm thuận lợi trong quá trình sinh hoạt.
- Phòng thờ: Theo các chuyên gia Thiết kế Nội thất UMA chia sẻ, phòng thờ cần phải đặt ở những nơi kín đáo và trang nghiêm – sạch sẽ. Lý tưởng nhất là khi được đặt ở căn phòng riêng tư ở trên tầng cao nhất của ngôi nhà. Còn đối với nhà cấp 4, mọi người có thể sử dụng gian chính giữa – trang trọng nhất.
- Phòng ngủ: cần phải đặt ở những nơi yên tĩnh và phía sau trung tâm của ngôi nhà.
- Nhà vệ sinh: phong thủy đối với phòng vệ sinh thường sẽ đặt bố trí tại các vị trí hung (xấu), góc khuất ở trong nhà.
Một số lưu ý về phong thuỷ nhà đất ở
Nhằm tránh phạm phải một số lỗi phong thuỷ nhà đất ở khiến cho gia chủ sa sút, vì vậy cần phải lưu ý kỹ một số những vấn đề như sau:

Phong thuỷ nhà đất ở
Lựa chọn đất làm nhà cần phải có mức độ hòa hợp với chủ nhân. Gia chủ thuộc tuổi nào, mệnh nào thì lựa chọn đất tương ứng với tuổi mệnh ấy mới tốt. Không chỉ vậy, lựa chọn đất làm nhà ở cũng chịu mức độ tác động từ nghề nghiệp cũng như tính cách của con người. Do đó, gia chủ cần phải lưu ý kỹ vấn đề này khi xem phong thủy nhà đất theo độ tuổi.
Phong thủy mặt tiền nhà
- Cho dù các bạn đang sống ở trong căn nhà phố 2 – 3 tầng, biệt thự hay là nhà cấp 4 thì cũng cần phải phong thủy mặt tiền nhà cũng cần phải xem trọng. Mặt tiền nhà sẽ bao gồm toàn bộ không gian ở phía trước: trước cửa – tường bao – sâu – không gian trước nhà,…
- Mặt tiền nhà cần phải sạch – thoáng giúp cho dòng khí lưu thông – hội tụ
- Mặt tiền nhà sẽ tối kỵ có góc nhọn chiếu vào, vật cản (trụ cao thế, cột điện,…), cửa khác đối diện cửa chính,… Nhằm chấn từng dòng xung sát xấu này, gia chủ cũng có thể bố trí thêm tiểu cảnh, cây cối, bể cá,…
- Nếu như có ao hồ, bể cá,… thì phải bảo đảm dòng nước luôn sạch, tránh đọng nước ô nhiễm. Màu sơn mặt tiền nhà ưu tiên các tone màu tươi sáng, nhã nhặn và phù hợp với tuổi mệnh.
- Tường bao ở trước cổng cần phải vững chãi, chiều cao cần phù hợp để giúp cho dòng khí đi vào.
- Con đường chạy thẳng vào nhà hoặc nhà ở ngã 3 đường là một thế đất phong thủy không tốt. Từng thành viên sẽ dễ gặp tai nạn đổ máu và cũng có thể cuộc sống gia đình không được êm ả.
- Nhà bị kẹt giữa 2 đường giao nhau (ngã tư đường) thường sẽ có hệ thống giao thông sầm uất, thuận tiện cho việc làm ăn. Nhưng chỉ người có bát tự phù hợp mới có thể ăn nên – làm ra. Phong thủy nhà đất theo tuổi cần phải xem xét thật kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định cũng chính vì thế.
- Nhà có con đường chạy qua ở phía trước – phía sau thì gia đình sẽ dễ gặp tai họa, thường đối mặt với nguy cơ mất tài sản.
Phong thủy hình dáng đất
Theo như trong phong thủy, sẽ có 3 hình dáng đất đại cát – đại lợi mà gia chủ cần lựa chọn như sau:
- Hình chữ nhật: sẽ tượng trưng cho sự cân bằng – ổn định. Thế đất đại cát này sẽ thu hút tài lộc mạnh mẽ và gia chủ làm ăn phát đạt.
- Hình vuông: chính là hình dáng đẹp nhất khi xây dựng nhà. Nhà hình vuông sẽ tạo ra môi trường sống an lành và gia đình sẽ gặp được rất nhiều điều tốt lành – may mắn.
- Hình thang nở hậu: chính là thế đất cho diện tích phần sau được mở rộng và lớn hơn so với phía trước. Hình thế đầu nhỏ – đuôi to sẽ có ý nghĩa trong việc giữ tài lộc và không cho nó thất thoát ra bên ngoài.
Ngược lại, đối với mảnh đất hình tam giác, khuyết góc hoặc hình thang thóp hậu đó là hình dáng mà mọi người cần phải cân nhắc. Vì đây chính là 3 thế đất xấu, gia đình sẽ hứng chịu nhiều chuyện “từ trên trời rơi xuống”.
Bảo đảm nguyên tắc “Tàng phong tụ khí”
Phong thuỷ nhà đất ở theo tuổi muốn tốt thì không thể nào bỏ qua nguyên tắc “Tàng phong tụ khí”. Hay được hiểu nôm na đó là lựa chọn nhà tránh những nơi gió to, bởi sẽ khiến cho tài lộc tiêu tan.
Gia chủ nên lựa chọn những nơi khí được luân chuyển hài hòa, nhẹ nhàng và được thông thoáng là lý tưởng nhất. Nhà tụ khí tốt thì khi đó gia vận mới hưng vượng – con cháu sẽ bình an.
Trung tâm hài hòa
Cốt lõi của phong thủy quan trọng nhất đó là bảo đảm được mức độ hài hòa – cân bằng âm dương. Điều này sẽ được thể hiện rõ nhất ở việc nhà cửa phải cân đối, không được nghiêng lệch và không thấp – không cao, được tiến hành thiết kế đối xứng.
Ngoài ra, minh đường trước nhà cần phải rộng thoáng và sạch sẽ giúp cho dòng khí hội tụ. Sẽ lấy trung tâm ngôi nhà làm chính, 2 bên trái – phát sẽ được thiết kế phù trợ cho trung tâm. Không nên làm quá to hoặc xa trung tâm bởi sẽ tạo thế “Vua tôi – triều củng” gây bất lợi.
Kết luận
Trên đây là tổng hợp những dấu hiệu giúp cho mọi người biết được đất vượng khí – thế đất đẹp phong thủy tốt để sinh khí để tụ tài – tích vượng khí cho gia chủ. Mọi người muốn biết thêm những kiến thức về phong thuỷ nhà đất ở hãy đồng hành cùng với chuyên trang UMA VietNam để giúp cho cuộc sống thêm thuận lợi nhé!