Vải lanh được biết đến là chất liệu mùa hè được rất nhiều người yêu thích. Mọi người thường gặp rất nhiều các sản phẩm được làm từ vải lanh ở trong nhà như đồ mặc nhà vải lanh, đầm lanh, ga gối lanh,… Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ được bản chất vải lanh là gì, có nguồn gốc xuất xứ như thế nào?… Những thông tin có liên quan đến chất liệu vải lanh sẽ được đội ngũ UMA VietNam chia sẻ ở bài viết dưới đây.
Vải lanh & Nguồn gốc xuất hiện của vải lanh
Vải lanh là gì? Vải lanh là chất liệu được tiến hành sản xuất chủ yếu từ phần vỏ, phần xơ hoặc sợi của cây lanh. Được biết đến là loại cây phổ biến ở những khu vực có khí hậu mát mẻ. Ở Việt Nam thi cây lanh xuất hiện nhiều ở vùng núi Tây Bắc, điển hình nhất là ở SaPa. Sau khi được tiến hành khai thác thì phần của cây lanh sẽ được xử lý sạch sẽ trước khi mang đi kéo sợi. Phần sợi sau đó sẽ được dệt thành chất liệu vải lanh như chúng ta dùng hiện tại.
Trước đây vải lanh sẽ được làm thủ công theo cách quay tơ. Nhưng nhờ vào quá trình phát triển của nên khoa học kỹ thuật, hiện nay những công ty sản xuất đã dùng những loại máy dệt công nghiệp để tạo nên vải lanh. Dù xuất hiện từ lâu nhưng vải đũi lanh vẫn được người tiêu dùng yêu thích bởi những ưu điểm vượt trội mà nó sở hữu.
Tìm hiểu về nguồn gốc của vải lanh
Với một số các chia sẻ ở trên chắc mọi người cũng đã hiểu rõ về chất liệu vải lanh là gì, tiếp đến chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về nguồn gốc xuất xứ của loại vải này.
Theo như các chuyên gia hàng đầu UMA chia sẻ, vải lanh bắt nguồn từ khu vực Lưỡng Hà thời xa xưa, khi con người biết được cách trồng cây lanh để dệt thành từng tấm vải. Do phải tiến hành dệt tay thủ công nên giá của loại vải này rất đắt, chủ yếu được sử dụng để phục vụ cho tầng lớp quý tộc. Như mọi người cũng thấy được ở bên ngoài những xác ướp Ai Cập thường sẽ có một lớp vải lanh bọc kín. Ngoài ra, vải lanh cũng được người dân dùng để sản xuất những bộ trang phục truyền thống khác.
Theo phía nhà khảo cổ học cho biết vải lanh có nguồn gốc cách đây 36 nghìn năm. Ở trong một lần khảo sát thì họ đã vô tình nhặt được mảnh vải lanh ở hang động, sau đó mang về xác định tuổi của mẫu vật này. Điều này chứng tỏ lanh là loại vải xuất hiện đầu tiên.
Thời điểm vào năm 1881 ở Lăng Mộ của Vua Pharaoh Ramses II, những nhà khoa học cũng đã phát hiện được chất liệu vải lanh vẫn đang còn nguyên vẹn dù đã trải qua hơn 3.000 năm.
Tính chất & Đặc điểm của vải lanh
Quá trình sản xuất vô cùng tỉ mỉ trải qua từng công đoạn, vải lanh chứa đựng rất nhiều các tính chất cũng như đặc điểm vượt trội so với các loại vải khác ở trên thị trường hiện nay. Cụ thể:
Tính chất
Vải lanh thường sẽ có độ mỏng – dày nên sẽ mang đến cảm giác thô – cứng nhám -xoăn. Nhưng khi được tiến hành xử lý chuẩn theo đúng quy trình thì vải sẽ chuyển sang trạng thái mềm mịn, hấp thu nước tốt và nhanh khô ráo. Bên cạnh đó, vải cũng mang đến cảm giác mát mẻ, thông thoáng khi sử dụng bởi sẽ có khả năng giữ ẩm chỉ đạt tối đa là 20%.
Đặc điểm của vải lanh
Chất liệu vải lanh sẽ được tiến hành tẩy trắng cẩn thận trước khi nhuộm nên sẽ có màu đa dạng , phong phú được tạo ra. Vải lanh cũng có độ bền – chắc – bóng tự nhiên cao bởi khi bị ướt thì từng sợi sẽ được gắn kết nhiều hơn. Sẽ có khả năng chịu mài mòn tốt, vì vậy sẽ ít bị sờn – bị xơ như những loại vải khác.
Bên cạnh đó, vải lanh còn có khả năng chống nấm mốc cũng tương đối tốt. Nhưng khả năng đàn hồi lại kém, sẽ không chịu được lực kéo giãn, dễ bị gấp nếp và bị nhăn tại đường viền và cổ áo,…
Ưu & Nhược điểm của vải lanh
Cùng tương tư như những loại vải khác ở trên thị trường hiện nay, vải lanh cũng hội tụ rất nhiều ưu điểm và còn tồn tại một số các nhược điểm khác nhau. Chuyên gia UMA VietNam bật mí cụ thể về những ưu; nhược điểm của chất liệu vải lanh cụ thể như sau:
Ưu điểm
Đối với vải lanh hoa nhí hay những mẫu vải lanh khác trên thị trường đều có rất nhiều các ưu điểm cả về bề mặt cũng như chất liệu:
Vải lanh có bề mặt đẹp
Theo như đánh giá chung cho thấy, vải lanh có “ngoại hình” đạt tính thẩm mỹ cao với bề mặt bóng mịn vô cùng đẹp mắt. Do đó, vải lanh được ứng dụng rất nhiều trong ngành thời trang – may mặc.
Chất liệu vải mềm – mát – thông thoáng
Một trong số các ưu điểm nổi bật được rất nhiều người dùng yêu thích nhất của vải lanh đó chính là độ mịn màng và mềm mại. Chất vải này cũng mang đến cảm nhận mát mẻ khi sờ trực tiếp lên trên bề mặt. Vì vậy, các bạn sẽ thường xuyên bắt gặp những sản phẩm quần áo mùa hè được sản xuất từ vải lanh.
Đạt độ bền cao
Vốn dĩ sợi lanh có đặc tính dai – bền. Nguồn gốc từ cây lanh nên sẽ khiến cho vải không xuất hiện tình trạng bị sờn, mòn hay là bị xơ ngay cả khi dùng ở trong một khoảng thời gian dài và đã được giặt đi giặt lại nhiều lần.
Rất an toàn cho làn da của cơ thể
Sợi lanh là loại sợi tự nhiên nên người dùng hoàn toàn yên tâm về độ lành tính, an toàn với làn da của cơ thể. Chất liệu vải lanh sẽ không gây kích ứng hoặc bị nổi mẩn ngứa cho làn da, kể cả bạn đang thuộc làn da nhạy cảm.
Rất thân thiện với môi trường
Quy trình sản xuất các loại vải linen sẽ không dùng đến hóa chất. Bởi vậy, đây được đánh giá là loại vải thân thiện với môi trường xung quanh.
Kháng khuẩn & Chống bụi tốt
Một trong số các đặc điểm được rất nhiều người yêu thích của vải lanh đó là bề mặt có khả năng kháng khuẩn, chống bụi tốt. Vải sẽ không xuất hiện tình trạng bị ẩm mốc. Trong trường hợp bị dính vết bẩn thì việc giặt sạch cũng rất dễ dàng.
Nhược điểm
Tuy hội tụ rất nhiều các ưu điểm khác nhau, nhưng hiện nay vải lanh vẫn đang còn tồn tại một số những nhược điểm như sau:
- Chất liệu vải không co dãn và không có độ đàn hồi;
- Vải lanh không co dãn nên sẽ gây bất tiện đối với một số người;
- Vải dễ bị nhăn;
- Chất liệu vải lanh rất mỏng và dễ bị nhăn. Do đó, người sử dụng sẽ mất thời gian để ủi thẳng.
Phân loại các loại vải lanh phổ biến nhất trên thị trường hiện nay
Nhận được sự quan tâm đông đảo từ phía cộng đồng người dùng, được tiến hành nghiên cứu cũng như phát triển bởi công nghệ dệt may hiện đại. Vì vậy, các loại vải lanh cotton được dùng rất phong phú; đa dạng hơn rất nhiều như vải lanh nhung, vải lanh Thái, vải lanh lụa,…
Vải lanh Thái
Vải lanh Thái được biết đến là loại vải có thành phần chủ yếu từ vỏ lanh – sợi – xơ ở trên cây xanh. Do được cấu tạo vô cùng đặc biệt là vải lanh Thái sở hữu bề mặt vải tương đối mềm mịn và tạp được mức độ dễ chịu khi tiếp xúc với da.
Nhưng quá trình sản xuất vải lanh Thái không hề đơn giản với rất nhiều những công đoạn khác nhau, đi cùng với đó là khâu kiểm duyệt vô cùng nghiêm ngặt. Do đó, loại vải này được rất nhiều người yêu thích và được dùng chủ yếu ở trong ngành thời trang may mặc, đặc biệt là vào thời điểm nhiệt độ thời tiết tăng cao.
Vải lanh Thái sẽ có chất lượng cao hay là thấp còn dựa vào chất lượng của sợi dệt. Vì vậy, đây chính là điểm đáng chú ý khi mua loại vải này.
Vải lanh nhung
Vải lanh nhung là loại vải hiện nay được dùng chủ yếu ở trong may mặc. Loại vải này có chất lượng cao với thành phần chủ yếu từ loại sợi lanh (Linum usitatissimum). Cùng nhờ vào đặc thù của vải lanh nhung, thành phẩm cho ra luôn mang đến cảm giác mát mẻ và thoải mái trong suốt thời gian sử dụng.
Bên cạnh đó, màu sắc cũng là yếu tố được quan tâm nhiều nhất đối với loại vải lanh nhung, bởi thường sẽ lên màu tốt hơn và mang đến màu sắc vô cùng sống động khi được in ấn hoặc là nhuộm vải.
Vải lanh lụa
Vải lanh lụa được biết đến là loại vải được pha, kết hợp giữ 2 loại vải chính đó là sợi lanh – sợi lụa có nguồn gốc phát triển từ rất lâu đời. Đối với loại vải này sẽ sở hữu rất nhiều các ưu điểm của một chất vải cao cấp như có khả năng chịu nhiệt tốt, có khả năng thấm hút mồ hôi, độ bền cũng như tính thẩm mỹ cao, có nguồn gốc thân thiện với môi trường,…
Nhưng vải lanh lụa sẽ có độ đàn hồi rất kém, nếu như dùng trong thời gian dài thì loại vải này sẽ có form dáng không còn nguyên vẹn như ban đầu nữa.
Vải lanh dệt tấm
Vải lanh dệt tấm hay còn được gọi với cái tên khác nữa đó là vải đũi, cũng là một trong số các kiểu dệt se khít được tiến hành thực hiện tương tự như vải lanh.
Cách thức dệt sẽ được thực hiện với điều kiện số lượng chỉ vải lanh dày đặc, được dùng tối ưu hơn nhiều loại vải lanh thông thường khác ở trên thị trường hiện nay. Do đó, bề mặt vải sẽ có kết cấu tuyệt đối và thường được sử dụng để sản xuất những sản phẩm cao cấp.
Quy trình sản xuất vải lanh diễn ra như thế nào?
Vải lanh được sản xuất từ sợi lanh, là loại sợi được lấy từ cây lanh. Theo đó, quy trình tiến hành sản xuất vải lanh sẽ được tiến hành thực hiện qua các bước cụ thể như sau:
- Lấy sợi lanh: sợi lanh sẽ được lấy từ cây lanh thông qua quá trình sơ chế và tách lá, tách vỏ cây.
- Ép – Xử lý sợi lanh: sợi lanh sau khi đã được lấy ra sẽ được tiến hành ép, xử lý nhằm loại bỏ đi chất bẩn, chất keo cũng như tạp chất.
- Kết hợp sợi: sau khi đã được tiến hành xử lý, sợi lanh sẽ được kết hợp lại cùng với nhau để tạo thành sợi dài.
- Dệt vải: sợi lanh sau khi đã được kết hợp lại với nhau sẽ dệt thành vải thông qua các máy dệt.
- Xử lý và hoàn thiện vải: sau khi đã dệt xong thì vải sẽ được xử lý nhằm loại bỏ đi chất bản và hoàn thiện thông qua việc xử lý thêm những giai đoạn như cạo – giũ – phơi nhằm tạo ra được tấm vải lanh hoàn thiện.
- Thẩm mỹ và bảo quản: vải lanh hoàn thiện sẽ được thẩm mỹ và bảo nhằm bảo đảm chất lượng cũng như tính thẩm mỹ của sản phẩm.
Đây chính là quá trình sản xuất chung của vải lanh, nhưng mỗi xưởng sản xuất sẽ có từng phương pháp – quy trình – công nghệ khác nhau nhằm tạo ra được sản phẩm vải lanh đạt chất lượng cao.
Tính ứng dụng của vải lanh trong cuộc sống
Vải lanh được đánh giá là mẫu vải thân thiện với người dùng, đạt chất lượng cao đi kèm với mức độ phong phú trong thành phần vải. Vì vậy, vải lanh có thể dùng với rất nhiều các sản phẩm trong đời sống hiện nay như thiết kế hoặc sử dụng để trang trí, làm nguyên liệu trong ngành nội thất, sử dụng để trang trí, thời trang may mặc,…
Ứng dụng trong ngành thời trang may mặc
Vải lanh dùng trong may mặc chính là ứng dụng thực tế và phổ biến nhất đối với vải lanh. Mẫu vải này có thể được áp dụng trong rất nhiều các mẫu thiết kế khác nhau, từ cổ điển cho đến hiện đại.
Bên cạnh đó, vải lanh còn góp phần trong hầu hết những sản phẩm thời trang thông dụng nhất trên thị trường hiện nay như sử dụng cho váy, quần áo, khoắn, đầm,…
Cũng nhờ vào khả năng thấm hút vượt trội, tone màu đẹp, nhẹ nhàng thì vải lanh luôn được đánh giá là mẫu vải cao cấp được dùng cho cả mùa hè lẫn mùa đông.
Ứng dụng trong ngành thiết kế, nội thất
Vải lanh hiện cũng xuất hiện nhiều trong những sản phẩm bọc sofa, bọc ga giường hay những mẫu rèm cửa thuộc ngành nội thất hiện đại.
Cũng nhờ vào đặc tính thấm hút mồ hôi tốt, chất liệu mềm mại đi cùng với đó là độ bền khá cao nên dùng vải lanh trong những sản phẩm nội thất sẽ mang đến mức độ êm ái và dễ chịu nhất cho người dùng.
Bên cạnh đó, vải lanh còn có giá trị thẩm mỹ cao bởi màu sắc khi dùng trên vải lanh thường rất chân thực và bề mặt sẽ không bị xù cho dù đã được dùng trong thời gian dài. Vì vậy, vải lanh luôn luôn được ưu tiên và không bị thay thế những chất liệu khác trong ngành thiết kế và nội thất nhà ở.
Ứng dụng trong trang trí
Bên cạnh được dùng cho nội thất ở trong nhà ở, vải lanh cũng được dùng nhiều trong quá trình trang trí và tạo thêm nét đẹp khác biệt. Loại vải này sẽ có màu sắc đẹp và không dễ bị hỏng, bị rách hay là bị hao mòn do thời gian nên thường được dùng để tạo ra sản phẩm khăn trải bàn sofa/ bàn làm việc/ bàn ăn…, khăn lau tay hay là khăn lau vật dụng,…
Vì vậy, đây sẽ là chi tiết trang trí tuy nhỏ nhưng cũng tạo nên mức độ khác biệt và phục vụ sở thích cá nhân của người dùng.
Những tiêu chuẩn để đo lường chất lượng của vải lanh
Được biết hiện nay có rất nhiều các tiêu chuẩn khác nhau để đo lường chất lượng vải lanh được áp dụng trên thế giới. Dưới đây chuyên gia đồ trang trí nội thất UMA sẽ bật mí một số các tiêu chuẩn phổ biến của vải lanh, cụ thể:
- Tiêu chuẩn ASTM D1577: tiêu chuẩn này quy định từng phương pháp kiểm tra chất lượng vải lanh, gồm có độ dày- độ bền kéo – độ co rút.
- Tiêu chuẩn ISO 2030: sẽ đáng giá về độ bền kéo của vải lanh bằng cách dùng phương pháp kéo – đo lường sức mạnh kéo tối đa của vải.
- Tiêu chuẩn JIS L1907: sẽ quy định từng yêu cầu của sợi lanh, gồm có độ dày – độ đồng đều – độ dài sợi – sức mạnh kéo – độ co rút.
- Tiêu chuẩn GOTS: sẽ áp dụng đối với sản phẩm vải lanh hữu cơ, quy định từng yêu cầu về môi trường, xã hội cũng như tình trạng sức khỏe cho quá trình sản xuất vải.
Kết luận
Những thông tin được UMA VietNam giới thiệu ở trên đã giúp cho mọi người được biết toàn bộ thông tin về chất liệu vải lanh. Hy vọng với những gì được chia sẻ ở trên đã cung cấp thêm rất nhiều các kiến thức cho mọi người. Muốn biết thêm nhiều kiến thức hữu ích khác trong cuộc sống mọi người hãy tham khảo các bài viết khác ở trên Website nhé!